Trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều “bê bối” của ngành y như vụ mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức, nữ sinh ở Đắk Lắk bị cưa chân… khiến nhiều người mất thiện cảm với giới y bác sĩ. Thực tế, có ai từng khoác áo blouse trắng để hiểu được những áp lực, những khó khăn mà họ phải gánh chịu hay không. Và bác sĩ cũng là người, đôi khi họ vẫn có những sai lầm…

Tâm sự về nghề của một bác sĩ...

Triệu Anh Đệ | 29/07/2016, 05:01

Trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều “bê bối” của ngành y như vụ mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức, nữ sinh ở Đắk Lắk bị cưa chân… khiến nhiều người mất thiện cảm với giới y bác sĩ. Thực tế, có ai từng khoác áo blouse trắng để hiểu được những áp lực, những khó khăn mà họ phải gánh chịu hay không. Và bác sĩ cũng là người, đôi khi họ vẫn có những sai lầm…

Chỉ một sai sót phải “chịu tội”

Thực sự mà nói, với các bác sĩ, mổ hàng ngàn ca thành công cũng không bằng 1 ca tai biến! Năm 2011, kíp mổ ngoại của Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơđã cắt nhầm thận hình móng ngựa của chị Hứa Cẩm Tú, nhưng cũng chỉ để cứu chị.Vì nếu ngưng mổ để thông báo cho người nhà thì chị sẽ không cầm được máu, có khả năng chết ngay trên bàn mổ. Tuy nhiênchỉ vì không thông báomà kíp mổ bị người nhà bệnh nhân “bắt tội”.

Bệnh viện và cả ngành y tế, chính quyền các cấp, đã làm mọi cách để cứu chữa cho chị Tú, từ việc ghép thận miễn phí cho chị, cấp thuốc điều trị chống thải ghép, hỗ trợ về tinh thần, vật chất, giúp sức về kinh tế, săn sóc tái khám miễn phí hàng tháng đến nay… Nhưng người bệnh vẫn không hài lòng, kiện bệnh viện ra tòavà hiện vẫn chưa giải quyết xong.

Với nghề y, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cao hơn, trách nhiệm lớn hơn bởi đây là nghề trực tiếp tác động đến sức khỏe nhân dân. Nhưng mọi người hãy sáng suốt và bình tĩnh, cần phải phân biệt rạch ròi: trường hợp nào là do tai biến chuyên môn, trường hợp nào là sai sót, tai nạn nghề nghiệp.

Một bệnh viện mỗi năm cứu chữa thành công cho hàng nghìn bệnh nhân nguy kịch, 1 bác sĩ thức trắng nhiều đêm liền để cấp cứu bệnh nhân, thế nhưng chỉ cần xảy ra một sai sót là dư luận, xã hội mạnh mẽ lên án…

Bệnh nặng ở mỗi khoa ngày một đông do người bệnh lớn tuổi, nhiều bệnh phối hợp, nhân viên khoa lại thiếu cộng thêm do đi học, nghỉ phép, ra trực. Tội nhất cho các chị em điều dưỡng, công việc lấp cả đầu tối cả mặt, vào bệnh viện lúc 6h30 sáng đến 5- 6 giờ chiều mới bước chân ra về. Buổi sáng sau khi giao banlà các chị em trở ra phòng bệnh để thực hiện thuốc, sau đó trở về làm hành chánh suốt cả buổi trưa, nhiều khi quên cả ăn.

Lương trung bình của họ chỉ 2-3 triệu đồng/tháng, tiền thu nhập tăng thêm cũng chẳng đáng là bao nhưng phải chi cho nhà trọ, sữa cho con, tiền gửi trẻ... Nhưng các chị em lại ít có cơ hội để làm thêm, tăng thêm thu nhập. Và còn vô vàn, khó khăn vất vả khác trong nghề hàng ngày, hàng giờ…

Đồng lương eo hẹp là khó khăn chungvà mỗi người có cách giải quyết riêng. Nhiều bác sĩ phải mở phòng mạch tư hoặc cửa hàng để có điều kiện cống hiến cho sự nghiệp. Dường như mỗi người đều có duyên nợ với công việc của mình, dù khổ mấy vẫn thấy thương nó...

Làm trong nghề y luôn chịu sức ép rất lớn. Đòi hỏi từ phía người bệnh cũng ngày càng cao. Nhiều ý kiến thắc mắc của họ đúng, nhưng cũng có những ý kiến không chuẩn xác. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới tâm lý của người thầy thuốc. Như đã nói, tôi gắn bó với nghề y đã 16 năm trời và không khỏi buồn phiền vì thấy ngày nay, người dân không còn yêu quý và tôn trọng những người thầy thuốc như trước nữa.

Cứu ngàn người không ai kể, nhưng chỉ cần một sai sót làbác sĩ phải "chịu tội"

Điều này cũng có thể giải thích được. Đồng tiền đã chi phối nhiều lĩnh vực của cuộc sống mà ngành y không phải là ngoại lệ. Nâng cao y đức của người thầy thuốc là điều rất cần làm nhưng sẽ không thể thực hiện được nếu họ không được tạo điều kiện về vật chất để có thể yên tâm làm việc.

Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Đại danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công”.

Chỉ lo đi cứu… người dưng!

Trong cuộc sống con người, nghề nghiệp luôn gắn bó thân thiết như đôi bạn, nó đưa người lên vị trí vinh quang nhưng cũng đưa ngườita xuống tột cùng đau khổ. Tôi là 1 bác sĩ hơn 16 năm trong nghề,nếm bao hỉ nộ ái ố của cuộc sống.Là 1 bác sĩ, tôi rất yêu thích chuyên môn. Tâm niệm của tôi, là làm sao để cứu chữa được nhiều người bệnh, giúp họ thoát khỏi bệnh tật khó khăn để có đủ sức khỏe chăm sóc cho gia đình và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Nhưng nghề nào cũng có những thăng trầm, vui buồn lẫn lộn, cũng lắm vất vả lo toan, đầy niềm trắcẩn. Niềm vui, là cứu sống được người bệnh; nỗi buồn, là khi người bệnh cứ bệnh nặng hơn… Hoàn cảnh nhân viên y tế quá khó khăn, công việc nhiều áp lực. Rồi sự không hài lòng của người bệnh, đôi khi là sự đòi hỏi thái quá và vô cảm xúc…

Tại khoa Cấp cứu, nhiều trường hợp bệnh nhân vào đã ngưng tim hoàn toàn, nhưng nhận bệnh, tua trực vẫn cấp cứu tích cực ngay: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, shock điện, đặt nội khí quản bóng bóp giúp thở, tiêm Addrenaline để vận mạch, lập đường truyền tĩnh mạch, mắc monitor theo dõi, thuốc chống toan, chống loạn nhịp, chuẩn bị máy thở…

Mỗi người một việc, thật khẩn trương, thật nhịp nhàng. Ôi, mừng quá! Người bệnh đã có tim trở lại, cả tua trực đều vui mừng như vừa cứu sống cho người thân của mình vậy! Nhưng cũng với tua trực ấy, có ai biết không, nhiều điều dưỡng phải gửi con còn bú sữa cho người nhà chăm sóc.

Có bác sĩ phải để cha đang bị suy tim, đêm ngồi thở suốt đêm, không nằm được… để mà chờ con về giúp mình. Nuôi nó học đằng đẵng hàng chục năm trời, thành bác sĩ rồi, mà cứ đi lo cho… người dưng! Mà tiền thù lao của y bác sĩ trực? Chỉ hơn 100.000đ/người trực/tua, với 1 đêm thức trắng, cứ 3 - 4 đêm là phải trực 1 đêm, thật vất vả.

Bên khối Ngoại khoa, người bệnh rất đông. Các bác sĩ và điều dưỡng phải làm hết công suất, bệnh mổ nhiều, cả cấp cứu và mổ chương trình, suốt ngày lẫn đêm. Nhiều ca mổ khó, phức tạp, huy động cả 4 - 5 kíp mổ, cả 30 - 40 nhân viên y tế.

Tôi còn nhớ, ca mổ đêm ấy bắt đầu chưa được bao lâu thì bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Anh vẫn rất bình tĩnh, tiếp tục cùng mọi người trong kíp mổ hoàn thành việc cứu bệnh nhân sau 4 giờ vất vả. Mũi khâu cuối cùng vừa dứt, anh thay đồ thật nhanh đi ra ngoài. Theo gót anh đến tận cầu thang, tôi thấy anh quỵ xuống, từng giọt lệ lăn dài trên má.Rồi anh đứng dậy rất dứt khoát, khuất bóng dần cuối hành lang. 2 hôm sauđã lại thấy anh trở lại bệnh viện, niềm nở với mọi ngườivà tiếp tục những ca mổ còn đang chờ anh cứu chữa…

BS Triệu Anh Đệ, Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ
Bài liên quan
Đồng Nai: Bác sĩ giết người, phân xác phi tang đã khai gì?
Tối 27.4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết bác sĩ sát hại nữ nhân viên y tế đã khai cách thức giết người tại phòng làm việc của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tâm sự về nghề của một bác sĩ...