Tại hội nghị G20, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của mình trong những năm tới cũng như điều chỉnh tình trạng dư thừa công suất để tránh áp lực từ phía Mỹ và châu Âu. Nhưng liệu điều đó có thực sự xảy ra?

Cắt giảm sản lượng thép: Trung Quốc hứa một đằng, làm một nẻo

Nhàn Đàm | 24/10/2016, 05:35

Tại hội nghị G20, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của mình trong những năm tới cũng như điều chỉnh tình trạng dư thừa công suất để tránh áp lực từ phía Mỹ và châu Âu. Nhưng liệu điều đó có thực sự xảy ra?

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Trung Quốc) cách đây ít tháng được xem là lần đầu tiên trong lịch sử của G20 sự biến động của một loại sản phẩm trở thành một chủ đề trọng tâm của hội nghị, đó là tình trạng dư thừa sản lượng thép của nước chủ nhà Trung Quốc. Kinh tế giảm tốc và nhu cầu nội địa giảm khiến cho sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt kể từ giữa năm 2015, tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp này tại nhiều quốc gia trên thế giới mà điển hình là Mỹ và châu Âu. Tại hội nghị G20, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của mình trong những năm tới cũng như điều chỉnh tình trạng dư thừa công suất. Nhưng, liệu điều đó có thực sự xảy ra?

Nếu nhìn vào những con số mà chính phủ Trung Quốc công bố, cũng như tình trạng môi trường tại các trung tâm sản xuất thép hàng đầu ở nước này, có vẻ như Bắc Kinh đã thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết về cắt giảm sản lượng thép và cải thiện môi trường của mình. Theo số liệu được ông Huang Libin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tinđưa ra,tính đến cuối tháng 9.2016Trung Quốc đã hoàn thành hơn 80% mục tiêu cắt giảm công suất và sản lượng thép dự kiến khoảng 45 triệu tấn vào năm nay. Tình trạng môi trường tại các thành phố luyện thép chính ở Trung Quốc dường như cũng được cải thiện, điển hình như tại thành phố Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc, nơi chiếm 20% tổng sản lượng thép của cả nước. Một chiến dịch cải tạo môi trường đã diễn ra ở Đường Sơn trong vòng 6 tháng,lần đầu tiên sau nhiều năm người dân thành phố này được nhìn thấy bầu trời xanh thay vì một màu xám xịt vốn vẫn thường ngự trị tại một trong những trung tâm luyện thép lớn nhấtnước.

Nhưng, sự cải thiện về môi trường không đồng nghĩa với việc sản lượng thép sản xuất ra bị sụt giảm. Theo thống kê của Reuters, sản lượng thép của Trung Quốc sản xuất ra trong 7 tháng đầu năm nay không giảm mà còn tăng so với cùng kỳ 2015. Việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khá trong 3 quý đầu năm (trung bình đạt 6,8%/quý) khiến cho nhu cầu thép của thị trường nội địa lại tăng mạnh.Nhà quản lý đầu tư Xia Junyan tại Hangzhou CIEC Trading có trụ sở ở Thượng Hải nói“nếu các nhà máy thép có lợi nhuận, chẳng có lý do gì để chính phủ ra lệnh cắt giảm sản lượng miễn là họ đáp ứng được các điều kiện về môi trường”.

Những gì diễn ra tại Đường Sơn là một điển hình cho sự thay đổi của ngành thép Trung Quốc trong năm nay. Khá nhiều nhà máy thép quy mô nhỏ tại thành phố này đã phải đóng cửa, khoảng 150 lò cao của thành phố phải giảm sản lượng khoảng 3 lần, nhưng bắt đầu xuất hiện những nhà máy mới có quy mô lớn hơn và dây chuyền hiện đại hơn đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường mà chính phủ Trung Quốc áp đặt. Điều này khiến cho sản lượng thép sản xuất ra hầu như không giảm, mà còn có thể tăng lên khá mạnh. Xu hướng này đang diễn ra trên khắp nước, khi vào cuối tháng 9Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc công bố đã có hàng trăm công ty thép và than đá bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường, khá nhiều trong số đó bị buộc phải đóng cửa mà thực tế là để nhường chỗ cho các nhà máy mới có công suất lớn hơn và ít phát thải ô nhiễm hơn.

Điều này cho thấy, trừ khi nền kinh tế Trung Quốc biến động mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu thép cho xây dựng hạ tầng và các ngành công nghiệp, còn nếu không thì có ít khả năng để ngành thép của nước này có thể giảm sản lượng. Hiện khoảng 85-90% sản lượng thép mà Trung Quốc sản xuất ra là để phục vụ thị trường nội địa (khoảng trên 700 triệu tấn/năm), phần còn lại được dành cho xuất khẩu (khoảng 60-90 triệu tấn/năm). Theo kế hoạch được chính phủ Trung Quốc đề ra, theo đó sẽ giảm sản lượng trung bình khoảng 40 triệu tấn/năm giai đoạn 2016-2020, thì phần lớn cũng chỉ để giảm sản lượng thép xuất khẩu vốn đang chịu sức ép khá lớn từ phía Mỹ và châu Âu mà thôi, khi hai nền kinh tế này đã nâng mức áp thuế lên gấp 5-6 lần với thép nhập khẩu từ Trung Quốc từ giữa năm nay.

Nhàn Đàm (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
36 phút trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cắt giảm sản lượng thép: Trung Quốc hứa một đằng, làm một nẻo