Sau 7 năm xây dựng, cầu Thủ Thiêm 2 tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng - kinh phí lớn nhất trong các cây cầu tại TP.HCM đã chính thức được khánh thành vào sáng nay, 28.1, với sự tham dự của lãnh đạo trung ương và thành phố.

Cầu Thủ Thiêm 2 chính thức khánh thành, kết nối quận 1 với TP Thủ Đức, thúc đẩy kinh tế TP.HCM

P.V | 28/04/2022, 11:53

Sau 7 năm xây dựng, cầu Thủ Thiêm 2 tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng - kinh phí lớn nhất trong các cây cầu tại TP.HCM đã chính thức được khánh thành vào sáng nay, 28.1, với sự tham dự của lãnh đạo trung ương và thành phố.

Sáng 28.4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng đại diện lãnh đạo Bộ, ngành, Thành ủy, UBND TP đã đến dự và cắt băng khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn kết nối TP Thủ Đức với quận 1 (TP.HCM).

daibieu.jpeg
Lễ cắt băng khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 vào sáng nay, 28.4 - Ảnh: Báo GT

Tại buổi lễ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, TP.HCM không chỉ là TP lớn nhất cả nước về quy mô dân số, đô thị hóa mà là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đầu tàu, động lực của khu kinh tế trọng điểm phía Nam.

Riêng về giao thông, TP.HCM là đầu mối giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và cả hàng không giúp kết nối liên vùng, cửa ngõ quốc tế Việt Nam và Đông Nam Á.

“Công trình cầu Thủ Thiêm 2 là công trình giao thông quan trọng TP.HCM với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng thực hiện theo hình thức BT. Công trình hoàn thành sẽ từng bước hoàn chỉnh, liên kết khu vực phía Đông với trung tâm TP, khu bờ Tây sông Sài Gòn.

Ngoài cải thiện hạ tầng thì dự án sẽ thúc đẩy kinh tế TP.HCM, tạo đồng lực phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu dân cư phía Đông; góp phần kêu gọi, thu hút đầu tư tại TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói riêng...”- Phó thủ tướng nhấn mạnh.

cauthuthiem.jpeg
Cầu Thủ Thiêm trong sáng ngày 28.4 - Ảnh: Báo GT

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết TP.HCM vui mừng khi hôm nay được khánh thành cầu Thủ Thiêm 2 trong dịp kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước. Cầu Thủ Thiêm 2 không chỉ điểm nhấn kiến trúc cho cảnh quan sông Sài Gòn mà còn là cây cầu kết nối với TP Thủ Đức - khu đô thị sáng tạo, tương tác cao.

TP.HCM đã đề ra mục tiêu xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm thành trung tâm thương mại, theo cơ chế quản lý mới, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện. Đến nay khu đô thị mới Thủ Thiêm đang dần hình thành, với cầu Thủ Thiêm 1, hầm chui sông Sài Gòn và nay là cầu Thủ Thiêm 2 đã hoàn thành mạng lưới giao thông, thu hút đầu tư.

Ngoài ra, với thiết kế đặc thù với trụ tháp dạng đầu rồng hướng về phía Thủ Thiêm đã đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai và cảnh quan. Đồng thời, hệ thống chiếu sáng kỹ thuật đang được đầu tư trong thời gian tới sẽ mang lại vẻ đẹp kiến trúc cho sông Sài Gòn.

Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), vượt sông Sài Gòn và kết nối đại lộ Vòng cung (tuyến R1) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cây cầu sẽ là biểu tượng mới của TP.HCM được thiết kế kế có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài gần 1,5 km được khởi công từ năm 2015. Phần cầu dài 885 m được thiết kế là cầu dây văng, với trụ tháp chính có hình dáng kiểu kiến trúc cầu rồng cao 113 m, nghiêng về phía Thủ Thiêm.

Theo Sở GTVT TP.HCM, dự án cầu Thủ Thiêm 2 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP, được sự mong đợi của người dân và lãnh đạo TP.HCM.

Cầu Thủ Thiêm 2 được hoàn thành sẽ góp phần giảm tải, ùn tắc giao thông cho đường Nguyễn Hữu Cảnh và hầm sông Sài Gòn vốn bị quá tải.

Từ 15h chiều 28.4, các loại xe chính thức được lưu thông hai chiều trên cầu Thủ Thiêm 2, trừ xe sơmi rơmoóc.

Lộ trình lưu thông lên cầu Thủ Thiêm 2 như sau:

Đối với hướng đầu cầu quận 1: Hướng từ đường Lê Duẩn sẽ đi theo hướng cầu Thủ Thiêm 2 → đường Tôn Đức Thắng.

Hướng từ đường Đồng Khởi: Đường Đồng Khởi → đường Tôn Đức Thắng → Nhánh cầu N2 → cầu Thủ Thiêm 2.

Hướng đầu cầu TP Thủ Đức:

Đường Mai Chí Thọ → đường Tố Hữu →R12 → cầu Thủ Thiêm 2.

Hướng từ cầu Thủ Thiêm 1: Đường Nguyễn Cơ Thạch → đường Tố Hữu → đường R12 → cầu Thủ Thiêm 2.



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cầu Thủ Thiêm 2 chính thức khánh thành, kết nối quận 1 với TP Thủ Đức, thúc đẩy kinh tế TP.HCM