Cha mẹ là nông dân, anh là con út trong gia đình đông anh chị em, không may bị bệnh sốt bại liệt từ khi còn nhỏ làm đôi chân và 1 tay co quắp. Vì thế sức khỏe anh đã kém hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng cuộc đời 1 chàng trai tàn tật, bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân, chàng trai này đã “biến” những vỏ gáo dừa khô tưởng như bỏ đi thành nhiều sản phẩm thủ công đẹp mắt.

Chàng trai tàn tật vươn lên từ nghị lực và đam mê

Khang Duy | 18/06/2019, 13:41

Cha mẹ là nông dân, anh là con út trong gia đình đông anh chị em, không may bị bệnh sốt bại liệt từ khi còn nhỏ làm đôi chân và 1 tay co quắp. Vì thế sức khỏe anh đã kém hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng cuộc đời 1 chàng trai tàn tật, bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân, chàng trai này đã “biến” những vỏ gáo dừa khô tưởng như bỏ đi thành nhiều sản phẩm thủ công đẹp mắt.

Tàn nhưng không phế

Đó là câu chuyện của anh DươngQuýNghĩa (39 tuổi,ngụ P.Mỹ Long, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang). Vớinghị lực phi thường, cộng thêm sự kiên trì và niềm đam mê đã giúp chàng trai này thành công với những sản phẩm mỹ nghệ sắc sảo làm từ gáo dừa. Với anh, không có khó khăn gì không thể vượt qua khi cố gắng và nỗ lực.

Nhữngbứctranh treo tường với nhiều hình ảnh có chi tiết nhỏ có thể lên đến3-5ngày mới có thể hoàn thành - Ảnh: Tô Văn

Anh Nghĩa xúc động kể: “Ba mẹ nói lại với tôi, lúc 9 tháng tuổi, tôi tự nhiên sốt, nóng. Sau đó, tôi đã bị bệnh sốt bại liệt, rồi chích thuốc này, thuốc nọ, vì gia đình khó khăn, không lo được đến nơi đến chốn nên từ đó cơ thể mình bị teo cơ. Từ đó tôi vận động không được.Khi đi học các anh chị, thay nhau chở đến trường, nhưng gia đình cũng ráng cho tôi học hết phổ thông.

Tôi mặc cảm khi đi học lắm, trong đầu luôn phải phấn đấu học thật giỏi để nhận học bổng hay sau khi tốt nghiệp 12 tôi có thể học lên cao nữa rồi tìm việc phù hợp để nuôi sống bản thân khỏi vướng bận cha mẹ, anh chị nữa”, anh Nghĩa nói trong nước mắt.

Cũng theo anh Nghĩa, việc học đang suôn sẻ, thì anh lại trở bệnh và bỏ luôn ý tưởng của mình. “Lúc đó tôi buông tay muốn tìm đến cái chết. Tại sao ông trời quá ác nghiệt với tôi? Nhưng tôi nghĩ lại, không buông xuôi. Không học chữ được thì học nghề. Thời điểm mới học nghề, do bản thân mình hơi yếu ớt mà hồi đó chỉ làm tay thôi, mỗi khi làm mình cảm giác sức khỏe và các bộ phận cơ thể làm không nổi những món đồ này.

Nhưng điều may mắn là mình được thầy động viên, tận tình hướng dẫn và chỉ dạy cặn kẽ. Trong quá trình làm việc, vài sản phẩm nếu mình thấy chưa gọi là đạt, lúc đó, cảm giác rất nản, và muốn chấm dứt công việc này. Tuy nhiên, thầy nói thôi ráng đi,làm riết sẽ quen dần là thành công thôi, tất nhiên, sự nhiệt tình của thầy đã luôn thôi thúc mình vượt qua được điều đó”, anh kể.

Nghị lực đi cùng sự đam mê

Yêu và mến nghề, thế nhưng mãi đến năm 2014 chàng trai nàymới chính thức theo đuổivà gắn bóvới nghề. Chia sẻ những thành công hôm nay, anh Nghĩa cho biết, đó là một quá trình khổ luyện do bản thân không hoàn thiện như những người khác. Để làm một sản phẩm ra đời, thời gian, công sức phải chậm hơn người bình thường. Nhưng đến nay anh Nghĩa đã tạo cho riêng mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gáo dừa hoàn mỹ độc đáo và có nét sáng tạo cao.

“Mộtsản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gáo dừa độc đáo phải qua một quy trình và công đoạn phức tạp.Trước tiên, những chiếc gáo dừa sau khi mua vềphải tuyển lựa lại những gáo dừa đạt chuẩn và xử lý lại để tạo hình, tạo dáng cho từng sản phẩm. Kế đến là phân loại gáo dừa theo kích cỡ và màu sắc”, anh nói.

Sản phẩm chiếc bình hoa là sản phẩm đơn giản nhưng cũng mất thời gian công sức - Ảnh: Tô Văn

Tùyvào hình dáng và kích cỡ, mà người thợ sẽ tự phác thảo mẫu và các họa chi tiết sao cho phù hợprồi cưa lấy phôi theo thiết kế sản phẩm. Công đoạn cưa cũng có nhiều bước nhỏ như: cưa thẻ, cưa lộng để tạo ra nhiều chi tiết nhỏ. Tiếp theo là công đoạn chà nhám và đánh bóng các chi tiết. Sau đó, gắn kết và lắp ghép các chi tiết lạivới nhauđể định hình. Cái khó nhất của nghềnày, người thợ phải định hình từng chi tiết phù hợp với vật gì, con gì trước khi làm để sản phẩm làm ra sống động và có hồn.

Vì vậy,ngoài sự tỉ mỉ trong khâu chế tác, người làm cần phảicó niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng.Anh phải suy nghĩ thiết kế ra sản phẩm phải phù hợp với thiết kế gáo dừa của mình từ đó mình mới tạo được món đồ như bản thiết kế, tạo hình và thiết kế khó nhất là khâu ý tưởng.

Để hoàn thành được 1 tác phẩmđơn giản, người thợcũng phải mất hơn 1 ngày,chỉ riêngnhữngbứctranh treo tường với nhiều hình ảnh có chi tiết nhỏ có thể lên đến3-5ngày mới có thể hoàn thành.Từ những sản phẩm đơn giản lúc đầu, hiện anhđã cho rahàng chục mẫu sản phẩm như:đèn, chậu hoa, tranh… với giá bán dao động từ vài chục ngàn đến hơn triệu đồng.

Cơ sở anh được dựng tạm bợ trên mảnh đất người dân cho mượn tại P.Mỹ Phước - Ảnh: Tô Văn

“Niềm ao ước của mình là trước mắt mình muốn có một chỗ làm ổn định để không bị mưa gió, và mình phải làm ra những sản phẩm đặc sắc hơn và sắc sảo hơn. Dự định mình có chỗ ổn định thì sẽ mở rộng ra dạy nghề cho những người có hoàn cảnh khó khăn và đồng cảnh ngộ với mình”, anh Nghĩa bộc bạch.

Nghị lực đi cùng với đam mê đã giúp chàng trai này khởi nghiệp từ những điều thường nhật nhất…Với anh, không có khó khăn gì không thể vượt qua khi cố gắng và nỗ lực.

Tô Văn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chàng trai tàn tật vươn lên từ nghị lực và đam mê