Chỉ trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc vào Việt Nam là 2,837 tỉ USD, chiếm 41,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ 4 tháng đầu năm, Hàn Quốc 'đổ' hơn 2,8 tỉ USD vào Việt Nam

Phan Diệu | 05/05/2016, 16:52

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của Hàn Quốc vào Việt Nam là 2,837 tỉ USD, chiếm 41,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 4.5 đã công bố tình hình đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2016.

Theo đó, tính chung trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới tăng thêm là 6,88 tỉ USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 19.4.2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,65 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.

Cả nước có 697 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,08 tỉ USD, tăng 89,9% so với cùng kỳ năm 2015. Chưa kể, cả nước còn có 314 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,8 tỉ USD, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 299 dự án đầu tư đăng ký mới. Được biết, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm của lĩnh vực này là 5,24 tỉ USD,chiếm đến 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng.

Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ 2 với 64 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 334 triệu USD, chiếm gần 4,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong khi đó, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đứng thứ ba với 242,5 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 3,5%...

Theo đối tác đầu tư, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,837 tỉ USD, chiếm 41,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 730 triệu USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư. Đài Loan đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 664 triệu USD, chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, Hải Phòng vươn lên dẫn đần về thu hút vốn đầu tư với 13 dự án cấp mới và 8 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,666 tỉ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 724,7 triệu USD, chiếm 10,5%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 663,6 triệu USD, chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh thành phố. Điển hình nhất là dự án 1,5 tỉ USD của LG Display tại Hải Phòng. Dự án này được đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....

Trong quý này, Samsung cũng tăng thêm vốn khi đầu tư vào dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển, với tổng vốn đăng ký 300 triệu USD. Hoạt động chính dự án này là tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao tại Hà Nội.

Phan Diệu
Bài liên quan
Xiaomi hưởng lợi khi Apple hủy dự án ô tô điện: Hơn 50% chủ sở hữu SU7 là người dùng Apple
Việc Xiaomi gia nhập thị trường ô tô điện đã nhận được sự yêu thích đáng ngạc nhiên của người dùng Apple. Dù là một sản phẩm mới trong lĩnh vực ô tô điện, chiếc sedan Speed Ultra 7 (SU7) của Xiaomi đã chiếm được 51,9% đơn đặt hàng trước từ người dùng Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ 4 tháng đầu năm, Hàn Quốc 'đổ' hơn 2,8 tỉ USD vào Việt Nam