Các đảo nhân tạo Trung Quốc (TQ) ngang ngược xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng Mỹ sẽ dễ dàng đánh tan các đảo này chỉ bằng 10 quả tên lửa Tomahawk, theo cây bút Kyle Mizokami viết trên trang War is Boring. 

Chỉ cần 10 quả Tomahawk, sân bay TQ xây trái phép ở Trường Sa sẽ thành bãi đá vụn

Một Thế Giới | 25/05/2015, 15:18

Các đảo nhân tạo Trung Quốc (TQ) ngang ngược xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng Mỹ sẽ dễ dàng đánh tan các đảo này chỉ bằng 10 quả tên lửa Tomahawk, theo cây bút Kyle Mizokami viết trên trang War is Boring. 

Bài viết mang tựa "Làm cách nào TQ xây tàng hình một "dây chuyền giết người" trên Biển Đông (How China stealthily built a kill chain in the South China Sea) nêu việc TQ lén xây những đảo nhân tạo từ năm ngoái, với mục đích lập các căn cứ quân sự, gồm đường băng cho máy bay cất-hạ cánh, cảng kè cho tàu chiến cập vào tiếp nhiên liệu và lương thực.
Các đảo này sẽ giúp TQ có thêm sự hiện diện quân sự trên Biển Đông giàu nguồn cá và có tiềm năng khí tự nhiên phong phú.
Tác giả Mizokami nêu các đảo này thực chất là “tàu sân bay” cắm chốt 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm.

Thuật ngữ quân sự nêu các chốt tiền tiêu này là một phần của một “dây chuyền giết người”, một mạng lưới gồm máy bay có và không người lái, vệ tinh do thám, tàu nổi, tàu ngầm.

Nếu xảy ra chiến tranh, “dây chuyền giết người” này có thể định vị, xác định theo dõi tàu chiến địch, nhất là những chiếc tàu to như tàu sân bay, và rồi TQ tiến hành tiêu diệt các tàu này.

Mỹ dễ đánh tan "tàu sân bay không thể đánh chìm"
Các đảo này còn được gọi là “tàu sân bay không thể đánh chìm” của TQ. Nhưng theo tác giả bài viết, các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo của TQ lại dễ bị đánh bom tan tành hơn một tàu sân bay di động:

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các chốt tiền tiêu này sẽ không chống cự nổi quá vài giờ. Chúng chỉ có ích trong thời bình, nhưng tạm thời nguy hiểm và rất có thể “chết yểu” trong thời chiến.

Tác giả bài viết lấy ví dụ Bãi Đá Chữ Thập của Việt Nam, nhưng TQ chiếm trái phép và gọi là Bãi Vĩnh Thử.

Bãi này rộng 90 m, dài 90m, về mặt chiến lược lại nằm giữa Biển Đông. Bãi cách TQ 740 dặm và  gần Việt Nam hơn.

Đầu năm nay, Philippines báo động TQ mở một cuộc bành trướng lớn trên Bãi này. Theo trang web HIS Janes’s 360, việc nạo vét đã khiến Bãi trở thành một đảo rộng từ 200 đến 300 m, và rộng khoảng 100.000 mét vuông. Toàn bộ công trình này chỉ mất 3 tháng.

Đáp lại, Tân Hoa Xã gọi Philippines là “em bé chỉ biết khóc”, và bình luận chuyện Philippines toan kiện TQ ra tòa án trọng tài về vụ tranh chấp này là “trò hề”.

Tân Hoa Xã cũng cáo buộc Mỹ “chống lưng” các đồng minh trong vụ tranh chấp lãnh thổ với TQ.

Tác giả bài viết nêu: những gì Tân Hoa Xã nêu là một tầm nhìn “hoang tưởng” cứ cho rằng Mỹ đứng sau tất cả, và các nước nhỏ không có khát vọng riêng.

Trung Quốc đã cưỡng chiếm trái phép bãi này từ năm 1988, khi xây một đồn nhỏ, một bờ kè, một bãi đáp trực thăng và đặt vài ụ súng phòng không.

Năm 2011, PLA mô tả “Bãi Vĩnh Thử” là một “bộ chỉ huy chính”. Từ đó, tiền đồn phát triển thành một căn cứ thật sự, thậm chí có cả nhà kính để lính TQ trồng rau.

Ngày nay, họ đã hoàn thành đường băng dài hơn 1.300 m, và hiện tiếp tục xây dựng để kéo dài đường băng đạt mức 3.110 m, phù hợp với hầu hết các máy bay của hải quân PLA.

Nhưng một căn cứ không quân thì không chỉ có đường băng, mà còn cần nhà chứa máy bay, cơ sở bảo trì, một bồn chứa nhiên liệu, trại lính, kho đạn.

Nghe thì có vẻ rộng, nhưng bãi này chẳng thể lớn bằng môt phòng tương đối nhỏ trên một tàu sân bay của hải quân Mỹ.

TQ cũng xây kè ở “Bãi Vĩnh Thử”, có thể đón tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu chiến, có kè lăn để xe chạy xuống đảo.

Mỹ chỉ cần bắn 10 quả Tomahawk…

TQ có 2 lý do chính để mở rộng các căn cứ trên các đảo nhân tạo. Thứ nhất: Bắc Kinh có thể tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Hải quân TQ không có nguồn lực hoặc không ở gần để có thể tuần tra thường xuyên. Các đảo giúp giải quyết việc tuần tra này.

Các đường băng sẽ là điểm hạ cánh của máy bay không người lái (UAV) tuần tra biển. “Bãi Vĩnh Thử” không phải là căn cứ lớn, và việc sử dụng UAV sẽ giúp giảm nhu cầu nhân sự.

Các UAV như chiếc Pterodactyl UAV (cùng lớp với chiếc Chim săn mồi-Predator của Mỹ) hoặc chiếc Điền Vệ (mẫu giống chiếc Global Hawk của Mỹ) đều có tầm bay đủ để giám sát các hoạt động trái phép của TQ ở Biển Đông.

Nhưng tình hình sẽ khác hẳn nếu có chiến tranh: các bãi ngầm của TQ vừa ít vừa nhỏ về số lượng, lại không quá gần bờ để có thể chịu nổi một cuộc bao vây.

Một vấn đề khác là các đảo nhân tạo, bãi ngầm này “không thể di chuyển”, vị trí của chúng thì rõ mồn một. Việc biết được sự liên lạc của một đảo đồng nghĩa người ta biết “nơi” để tìm ra sự liên lạc ấy, và cũng là nơi dễ bị dội bom.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt, vào thời vũ khí điều khiển tầm xa đạt độ chính xác cao.

Tác giả bài viết nêu: tàu ngầm hạt nhân Michigan (lớp Ohio) mang tên lửa điều khiển của Hạm đội Thái Bình Dương có thể san bằng căn cứ không quân “Vĩnh Thử” này chỉ trong vài phút.

Chiếc này có 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và Mỹ chỉ cần 10 quả tên lửa Tomahawk-D sẽ xuống bãi này, đập tan máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho nhiên liệu, cơ sở bảo trì và kho đạn của TQ.

TQ có thể đặt hệ thống phòng không như Hồng Khánh-9 (tương đương tên lửa Patriot) trên bãi này và các đảo nhân tạo khác. Nhưng chỉ cần cử một  tàu đổ bộ lính thủy quân lục chiến Mỹ đến “dập” các đảo này.

Vấn đề cuối cùng là các căn cứ này quá dễ bị tấn công, bị san bằng trong thời chiến, và “tuổi thọ” của chúng chỉ có thể là vài ngày, chưa nói là chỉ vài giờ.

Mai Hà (theo War is Boring)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ cần 10 quả Tomahawk, sân bay TQ xây trái phép ở Trường Sa sẽ thành bãi đá vụn