Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Barclays thì tranh chấp Mỹ - Trung Quốc hiện nay không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại

Hà Ngọc Bách | 09/10/2018, 17:03

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Barclays thì tranh chấp Mỹ - Trung Quốc hiện nay không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại.

Barclays là một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của công ty này thì vấn đề tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không đơn giản chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại.

Theo ông Ajay Rajadhyaksha, tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề địa chính trị, vì vậy nó sẽ không dễ dàng chấm dứt sau đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ lần này như nhiều người từng nhận định.

Hiện có nhiều quan điểm rất lạc quan, thậm chí cho rằng Tổng thống Mỹ gia tăng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc chỉ là để làm sao nhãng các cử tri khỏi những rắc rối trong nước. Kết quả là nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi sẽ có sự thay đổi sau khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 6.11 tới kết thúc.

"Họ có thể phải chờ thêm khá lâu", ông Rajadhyaksha nói, khẳng định chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không sớm kết thúc sau kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này.

"Đây không phải là vấn đề giữa Mỹ và NAFTA. Đây cũng không phải là vấn đề giữa Mỹ và Liên minh châu Âu... Chính quyền Mỹ thật sự lo lắng về tham vọng công nghệ của Trung Quốc", ông Rajadhyaksha nói thêm.

Thật vậy, vấn đề chuyển giao công nghệ tạo ra sự căng thẳng quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế và chính quyền của Tổng thống Donald Trump ban đầu chỉ áp đặt thuế quan với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để trừng phạt nước này vì ăn cắp sở hữu trí tuệ các công ty Mỹ.

Trung Quốc hiện đang có chương trình "Made in China 2025", một kế hoạch chiến lược đầy tham vọng giúp nước này trở thành lãnh đạo các ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới. Một trong số những lĩnh vực mà Bắc Kinh nhắm đến là công nghệ cao.

"Chính quyền muốn thay đổi cơ bản trong cách người Trung Quốc đối xử với sở hữu trí tuệ, cách họ làm việc với các công ty công nghệ tìm cách đầu tư vào Trung Quốc. Đây không phải về thâm hụt thương mại. Nếu chỉ như vậy, thì mọi chuyện sẽ dễ giải quyết hơn", ông Rajadhyaksha nhận định.

Thiên Hà (theo CNBC)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại