Các ông bố bà mẹ thường tỏ ra rất giận dữ mỗi khi khi bé nhà mình khóc nhè, ăn vạ.

Chiêu trị bé hay khóc nhè

09/03/2015, 19:45

Các ông bố bà mẹ thường tỏ ra rất giận dữ mỗi khi khi bé nhà mình khóc nhè, ăn vạ.

Trẻ nhỏ luôn gắn liền với tiếng khóc. Trẻ khóc không chỉ là một hiện tượng mà còn là một hình thức biêu hiện nhu cầu, tâm lý, tình cảm. Nhiều cha mẹ thường bối rối khi thấy con khóc. Phản ứng đầu tiên thường là ra sức dỗ dành nịnh nọt, sau đó dẫn chuyển sang giận dữ quát mắng. Thực tế, đây không phải là một phương pháp khoa học, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
Để “trị” con hay khóc nhè, “ăn vạ”, mẹ nên thử những phương pháp sau:
1.Khi trẻ khóc vì đau đơn hay buồn bã việc gì, mẹ không nên đùa với con, cũng không nên chê bai con “có thế cũng khóc”.
Khóc là một biểu hiện của việc trẻ không thể bày tỏ được lý do khiến trẻ khó chịu hoặc trẻ không biết cách làm thế nào để đối phó với những cảm xúc của mình. Vì vậy lúc trẻ khóc là lúc trẻ rất cần được lắng nghe và thấu hiểu. Do đó mẹ nên thể hiện sự đồng cảm của mình và cho trẻ cơ hội để thể hiện những bức xúc trong lòng. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên thường phản ứng mạnh mẽ với cảm xúc. Mẹ nên bày tỏ sự cảm thông và thấu hiểu bé, con sẽ dễ nín khóc hơn.
2. Phải bình tĩnh.
Trẻ rất dễ nhận ra những sự lo lắng, giận dữ, buồn bã…của mẹ. Do đó, nếu mẹ đang cáu kỉnh bực bội, con sẽ càng hoang mang và khóc không ngừng nghỉ.
Đổi lại, nếu con đang cố tình khóc để “ăn vạ” lấy một thứ gì đó, sự mất bình tĩnh của mẹ càng khiến bé cho rằng tiếng khóc của mình “có tác dụng”, từ đó thậm chí còn khóc to hơn.
3. Trẻ con đôi khi khóc chỉ vì…thích khóc, không có bất cứ lý do nào cả.
Do đó không phải bất cứ lúc nào người lớn cũng cần cuống lên đi tìm nguyên nhân “vì sao con khóc”. Hãy cứ để bé được tự do và tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Sự can thiệp của người lớn đôi khi lại chỉ phản tác dụng.
4. Cắt giảm một số thực phẩm.
Thực phẩm cũng liên quan đến chuyện khóc của trẻ? Điều này hoàn toàn logic. Một số loại thực phẩm có thể khiến trẻ nhỏ trở nên nhạy cảm và dễ kích động hơn. Ví dụ: Đồ ngọt có thể gây tính khí thất thường, caffein trong đồ uống có thể khiến trẻ cáu kỉnh, khí chịu, một số chất phụ gia khác có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bé. Mẹ có thể theo dõi thực phẩm con ăn vài lần và rút ra kết luận xem bé có bị ảnh hưởng bởi món ăn nào không và hạn chế nó.
Theo H.G (today.com)
Bài liên quan
TP.HCM: Bé trai 4 tuổi mắc sốt xuất huyết nguy kịch thoát chết sau 6 lần lọc máu
Sau 3 ngày sốt, bé trai 4 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng, sốc kéo dài gây rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp, biến chứng suy đa cơ quan…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêu trị bé hay khóc nhè