Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ, ngành, 3 địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang chuẩn bị báo cáo tiến độ xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của từng địa phương; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho các đơn vị.

Chính phủ yêu cầu báo cáo đề án đặc khu kinh tế trước ngày 3.4

Trí Lâm | 29/03/2017, 10:30

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ, ngành, 3 địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang chuẩn bị báo cáo tiến độ xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của từng địa phương; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho các đơn vị.

Phó thủ tướng lưu ý các cơ chế, chính sách cần phân chia theo từng nhóm (sử dụng đất, xuất nhập cảnh, tài chính - ngân hàng, phát triển hạ tầng, lĩnh vực ngành nghề thu hút công nghệ cao, tổ chức lực lượng công an, quân đội...). Trong đó, đề xuất về cơ chế, chính sách, đặc biệt lưu ý các cơ chế, chính sách phải làm nổi bật thế mạnh của từng khu, không cạnh tranh lẫn nhau đảm bảo tính vượt trội, đủ sức cạnh tranh, hấp dẫn đối với khu vực và quốc tế.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo về Văn phòng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 3.4.2017 tổng hợp chung, báo cáo Phó thủ tướng để tổ chức họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và 3 địa phương nhằm thúc đẩy nhanh việc xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp tháng 11.2016, Chính phủ đã thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) theo định hướng: mỗi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi đơn vị, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước.

Trong một cuộc trao đổi với báo điện tửMột Thế Giới, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) cho rằng, hiện nay có hàng trăm đặc khu kinh tế trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đi sau, có thể học hỏi từ họ rất nhiều trong vấn đề xây dựng cơ chế vận hành, rút ra bài học để tránh rủi ro, tận dụng lợi thế. Tuy nhiên, vì đi sau nên chúng ta cần phải xây dựng được các thể chế hành chính, kinh tế theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh vượt trội đối với các quốc gia đi trướcthì mới có thể thu hút được đầu tư.

TS Hồ cho biếtthể chế kinh tế thì hiện nay chúng ta có nhiều luật cũng chỉ ở mức hội nhập chung chứ chưa đến mức cao như các nước đã có. Vì thế để thu hút các nhà đầu tư đến thì chúng ta phải có những ưu đãi vượt bậc về thể chế, mà như người ta hay ví von là “xây tổ cho phượng hoàng” đến.

“Tất nhiên, chúng ta cũng không thể vì đó mà thu hút đầu tư bằng mọi giá như trước đây. Rất cần thiết phải có cân nhắc, chọn lọc”,TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ yêu cầu báo cáo đề án đặc khu kinh tế trước ngày 3.4