Chính phủ vừa giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm 1-1,5%/năm bằng biện pháp thị trường, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất thêm 1-1,5 %/năm

Một Thế Giới | 07/04/2015, 10:27

Chính phủ vừa giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm 1-1,5%/năm bằng biện pháp thị trường, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3.2015. Theo đánh giá, mặc dù đã đạt được những kết quả ấn tượng trong quý 1, song tình hình kinh tế - xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, giá dầu thế giới giảm và khó dự báo, ảnh hưởng đến kế hoạch thu ngân sách và cán cân thương mại. Tăng trưởng khu vực dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt thấp hơn cùng kỳ. Xuất khẩu có tăng trưởng song tỷ lệ thấp hơn cùng kỳ các năm trước và thấp hơn chỉ tiêu đặt ra, dẫn đến nhập siêu.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa đạt yêu cầu. Môi trường kinh doanh, sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng còn thấp. Cải cách thủ tục hành chính chuyển biến nhưng chưa đồng bộ. Việc làm, thu nhập và đời sống một bộ phận dân cư vẫn khó khăn.
Trước tình hình này, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 1-1,5%/năm bằng biện pháp thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện gồm: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; Điều hành tỷ giá phải hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chú ý tác động của tỷ giá đến xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, nợ công, triển khai mạnh mẽ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, kịp thời phân tích những tác động để có phản ứng chính sách hiệu quả.
Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả, nhất là các mặt hàng do nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi trốn thuế, chuyển giá, gây thất thu thuế.
Bộ Tài chính cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp về thuế phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo các cam kết quốc tế để đồng thời vừa đạt mục tiêu hội nhập sâu về kinh tế, vừa góp phần bảo vệ, đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Phan Diệu

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất thêm 1-1,5 %/năm