Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) mới kiến nghị Chính phủ về các giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi và tăng Thuế Bảo vệ môi trường.

Kiến nghị gỡ khó cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Một Thế Giới | 06/04/2015, 22:05

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) mới kiến nghị Chính phủ về các giải pháp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi và tăng Thuế Bảo vệ môi trường.

Theo Vinpa, việc thay đổi chính sách thuế tại cùng một thời điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kinh doanh của các thương nhân đầu mối.
Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng dầu được thu ngay từ khi thông quan (đầu vào), trong khi đó, thuế bảo vệ môi trường lại thu khi xăng dầu bán ra ngoài thị trường (đầu ra).
Vì vậy, khi tăng/giảm hai loại thuế cùng một thời điểm thì hàng tồn kho phải chịu 2 lần thuế, đó là thuế nhập khẩu mức cũ và thuế BVMT mức mới. Trong trường hợp lượng hàng tồn kho này không được xử lý sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, Vipa đã đề xuất 2 giải pháp. Thứ nhất, giảm thuế nhập khẩu 30 ngày trước thời điểm áp dụng mức thuế BVMT mới để các doanh nghiệp đầu mối bán hết lượng hàng tồn kho đã nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế BVMT cũ.
Giải pháp thứ 2 là Nhà nước chấp nhận báo cáo kiểm kê hàng hóa thực tế từ 0h00’ ngày 1.5.2015 (thời điểm áp dụng mức thuế BVMT mới) để các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế BVMT theo mức thuế suất cũ.
Trước đó, ngày 21.1, Bộ Tài chính đã ban hàng Thông tư 03/2015/TT-BTC điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng dầu. Cụ thể, thuế nhập khẩu tăng từ 27 % lên 35 %, dầu hỏa từ 26 % lên 35 %, dầu % lên 35%; dầu hỏa tăng từ 26% lên 35%; dầu mazut.
Theo Bộ Tài chính, việc này nhằm giúp các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Một lý do nữa là các mức thuế này phù hợp với mức khung thuế suất mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, phù hợp với cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là 0-40%.
Sau đó, ngày 10.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít từ ngày 1.5.2015.
Phan Diệu

Bài liên quan
Trao đổi cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Cà Mau
Sáng 24.4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị gỡ khó cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu