Hôm 25.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Mỹ thường cử tàu, máy bay vào Biển Đông để phô trương sức mạnh và điều này không tốt cho hòa bình, sau khi một nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào đây.

Chính quyền Biden điều tàu sân bay vào Biển Đông, Trung Quốc nói 'không tốt cho hòa bình'

Nhân Hoàng | 25/01/2021, 16:35

Hôm 25.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Mỹ thường cử tàu, máy bay vào Biển Đông để phô trương sức mạnh và điều này không tốt cho hòa bình, sau khi một nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào đây.

Biển Đông từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Bắc Kinh và Washington, với việc Trung Quốc đặc biệt tức giận trước hoạt động quân sự của Mỹ ở đó.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ do USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đi cùng 3 tàu chiến đã tiến vào Biển Đông hôm 23.1 chỉ 3 ngày sau khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ.

Ngày 24.1, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ do USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đi cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill với hai khu trục hạm USS Russell và USS John Finn tiến vào Biển Đông hôm 23.1 nhằm "thúc đẩy quyền tự do trên biển".

chinh-quyen-biden-dieu-tau-san-bay-vao-bien-dong-trung-quoc-noi-khong-tot-cho-hoa-binh.jpg
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên: “Mỹ thường xuyên gửi máy bay và tàu thuyền vào Biển Đông để phô trương sức mạnh của mình. Điều này không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực".

Trước đó, Trung Quốc nhiều lần phàn nàn về việc các tàu Hải quân Mỹ tiến gần các đảo ở Biển Đông.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông cùng ngày Đài Loan báo cáo 8 máy bay ném bom có khả năng mang tên lửa hành trình CJ-10A với đầu đạn hạt nhân và 4 chiến đấu cơ Trung Quốc đã tiến vào góc tây nam vùng nhận dạng phòng không của họ.

Trung Quốc chưa bình luận về những gì lực lượng không quân của họ làm và Triệu Lập Kiên đã chuyển câu hỏi cho Bộ Quốc phòng.

Triệu Lập Kiên nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng Đài Loan là một phần bất khả xâm phạm của nước này và Mỹ nên tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc".

Nhà lãnh đạo Đài Loan – Thái Anh Văn vừa đến thăm một căn cứ radar ở phía bắc hòn đảo này và ca ngợi khả năng theo dõi các lực lượng Trung Quốc của binh sĩ mình.

Từ năm ngoái đến nay, trạm radar của chúng tôi đã phát hiện gần 2.000 máy bay và hơn 400 tàu Trung Quốc, cho phép chúng tôi nhanh chóng theo dõi và xua đuổi chúng, đồng thời bảo vệ an toàn vùng biển và vùng trời”, bà Thái Anh Văn nói với các sĩ quan.

Chính quyền Biden nói rằng cam kết của Mỹ với Đài Loan là "vững chắc".

Giống như hầu hết các quốc gia, Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính và hậu thuẫn quốc tế quan trọng nhất của hòn đảo trước sự tức giận từ Trung Quốc.

Trong thông cáo ngày 24.1, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ tiến hành diễn tập tấn công và hiệp đồng tác chiến trong thời gian ở Biển Đông.

"Nhóm chiến hạm dự kiến thực hiện các chiến dịch thường kỳ, bao gồm hoạt động bay của phi cơ cánh bằng và trực thăng, diễn tập tiến công trên biển, huấn luyện hiệp đồng chiến thuật giữa các đơn vị tàu mặt nước và không quân hải quân", trích thông cáo.

Hải quân Mỹ cho biết đây là đợt triển khai theo kế hoạch của Hạm đội 7, nhằm "bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ đối tác phục vụ an ninh hàng hải".

Chuẩn đô đốc Doug Verissimo, chỉ huy nhóm tàu sân bay Mỹ, cho biết: "Thật tuyệt khi lại được trở lại Biển Đông sau 30 năm đi ngang dọc các vùng biển".

Theo ông Doug Verissimo, đợt triển khai tàu sân bay lần này là một phần trong các "hoạt động thường lệ nhằm thúc đẩy quyền tự do trên biển và trấn an các đồng minh, đối tác".

Đợt triển khai tàu sân bay đầu tiên của Mỹ tại Biển Đông kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, diễn ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc, thông qua Luật Hải cảnh. Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng mọi phương tiện cần thiết (gồm cả nổ súng) để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.

Hôm 24.1, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng gây sức ép với Đài Loan sau khi cơ quan phòng vệ hòn đảo cho biết 8 máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và 4 chiến đấu cơ Trung Quốc đã tiến vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không của họ.

Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh ngừng áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế với Đài Loan và thay vào đó tham gia vào cuộc đối thoại có ý nghĩa với các đại diện được bầu cử dân chủ của Đài Loan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Biden - Ned Price tuyên bố.

Sau lời kêu gọi từ Mỹ, Trung Quốc điều 15 máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm 24.1, theo cơ quan phòng vệ hòn đảo.

Một bản đồ của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho thấy 15 máy bay Trung Quốc, trong đó có 2 chiến đấu cơ, đã bay vào khu vực nằm giữa phía nam của Đài Loan và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông, theo Reuters.

Bài liên quan
Thấy 8 máy bay ném bom hạt nhân và 4 chiến đấu cơ  Trung Quốc áp sát, Đài Loan triển khai tên lửa
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết 8 máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và 4 chiến đấu cơ của Trung Quốc đã tiến vào góc tây nam vùng nhận dạng phòng không hòn đảo hôm 23.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Biden điều tàu sân bay vào Biển Đông, Trung Quốc nói 'không tốt cho hòa bình'