Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 6.12 (theo giờ Mỹ) xác nhận rằng Mỹ sẽ không cử phái đoàn ngoại giao tới Trung Quốc để tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022.

Chính quyền Mỹ tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc

Anh Tú | 07/12/2021, 05:56

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 6.12 (theo giờ Mỹ) xác nhận rằng Mỹ sẽ không cử phái đoàn ngoại giao tới Trung Quốc để tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022.

Bà Psaki tuyên bố: "Chính quyền Biden sẽ không cử bất kỳ đại diện ngoại giao hoặc chính quyền nào tới Thế vận hội Mùa đông 2022 và Thế vận hội Paralympic Bắc Kinh” và cho biết do lý do tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 là quốc gia tổ chức đang có những vi phạm nhân quyền, đặc biệt ở Tân Cương.

Cuộc tẩy chay không mở rộng đến các vận động viên, và bà Psaki nói thêm rằng các VĐV sẽ có "sự ủng hộ hết mình của đất nước" khi dự sự kiện thể thao mùa đông lớn nhất hành tinh sẽ bắt đầu ngày 4.2.2022

"Chúng tôi sẽ ủng hộ họ 100% giống như khi chúng tôi cổ vũ họ trên sân nhà", bà Psaki cho biết. "Chúng tôi sẽ không góp phần vào việc phô trương giải đấu. Cơ quan đại diện chính thức hoặc ngoại giao của Mỹ sẽ coi các cuộc tranh tài ở giải này là hoạt động thông thường” đồng thời giải thích Mỹ không thể làm khác trước tình trạng tại Tân Cương hiện giờ.

Tẩy chay sự kiện thể thao không phải là chuyện mới với Mỹ và nó là thông điệp thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, Năm 1980, Mỹ đã tẩy chay hoàn toàn Thế vận hội Moscow, khi Tổng thống Jimmy Carter tại vị. Carter nói rằng ông sẽ không cử các vận động viên tham gia các trận đấu ở Moscow để phản đối việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan.

Khi được hỏi tại sao Mỹ không tiến xa hơn và cấm các VĐV tới Trung Quốc tranh tài, Psaki cho biết chính quyền tin rằng một cuộc tẩy chay ngoại giao sẽ gửi một "thông điệp rõ ràng".

“Đồng thời, chúng tôi tin rằng các VĐV Mỹ, những người đã tập luyện, đổ rất nhiều máu, mồ hôi, nước mắt chuẩn bị cho Thế vận hội này sẽ có thể ra sân và thi đấu”.

Theo CNN, việc tẩy chay ngoại giao thay vì tẩy chay toàn diện cũng là sự xuống nước của Nhà Trắng. Điều này cho thấy Mỹ vẫn cố gắng ổn định mối quan hệ đầy sóng gió với Bắc Kinh, ngay cả khi nước này duy trì một cách tiếp cận cứng rắn đối với các xung đột thương mại và xung đột về các hành động của Trung Quốc đối với Đài Loan, nhân quyền, Hồng Kông và Biển Đông.

Theo tờ The Washington Post, hơn 180 tổ chức phi chính phủ đã cùng lên tiếng kêu gọi tước quyền của Trung Quốc đăng cai Olympic năm 2022. Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa cũng nhiều lần kêu gọi Washington tẩy chay Olympic Bắc Kinh.

Gần đây, Trung Quốc cũng bị theo dõi chặt chẽ trước sự kiện ngôi sao quần vợt Peng Shuai cáo buộc một cựu quan chức cấp cao đã tấn công tình dục mình.

Trong cuộc điện đàm vào tháng trước. Tổng thống Biden đã nêu lên những lo ngại về nhân quyền của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng hai nhà lãnh đạo không thảo luận về việc tẩy chay Olympic.

Ông Tập nói với Biden rằng Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về vấn đề nhân quyền, nhưng ông phản đối việc "sử dụng nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác". 

Nhưng dù thế nào, quyết định tẩy chay ngoại giao của Mỹ sẽ khiến Bắc Kinh mất mặt vì cách hành xử của Mỹ với 2 sự kiện Thế vận hội rất khác nhau. Hè qua, Tổng thống Joe Biden đã cử một phái đoàn quan chức chính quyền tới dự lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo. Thậm chí, Đệ nhất phu nhân Jill Biden còn tham dự các cuộc tranh tài, cổ vũ các VĐV bơi lội và bóng rổ. Còn nhớ thời hai nước mặn nồng thì Tổng thống Mỹ khi Georgie Bush còn đến dự lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh.

Động thái của Mỹ đã được các đồng minh ở Thái Bình Dương hưởng ứng. Tờ Asahi Shimbun cũng đã đưa tin rằng các thành viên bảo thủ của đảng cầm quyền ở Nhật Bản sẽ thúc ép Thủ tướng Kishida tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh về mặt ngoại giao. Còn theo báo chí Úc thì nước này cũng hành động tương tự trong bối cảnh quan hệ Úc – Trung đang căng thẳng.

Trước khi Mỹ thông báo tẩy chay, Trung Quốc đã gọi một động thái dọa tẩy chay Olympic mùa đông là "đầy màu sắc chính trị và thao túng".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chiều qua 6.12 tuyên bố: Tôi muốn nhắc lại rằng Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông Bắc Kinh là cuộc hội tụ của tất cả các VĐV và những người yêu thích thể thao mùa đông trên toàn thế giới. Đó là thứ nên được chú ý

Cộng đồng quốc tế, bao gồm IOC, đánh giá cao công tác chuẩn bị. Các vận động viên nước ngoài, bao gồm một số lượng lớn các vận động viên Mỹ và Nhật Bản, đang mong muốn được đến Trung Quốc tham dự Thế vận hội. Chúng tôi tin rằng, dưới sự dẫn dắt của tinh thần Olympic và với nỗ lực phối hợp của tất cả các bên, chúng tôi sẽ mang đến một Thế vận hội Olympic tinh gọn, an toàn và lộng lẫy cho thế giới.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thế vận hội mùa đông không phải là một sân khấu để áp đặt và thao túng chính trị. Các chính trị gia Mỹ tiếp tục cường điệu “tẩy chay ngoại giao” mà không hề được mời tham dự Thế vận hội. Suy nghĩ mơ mộng và kẻ cả này là nhằm mục đích thao túng chính trị. Đó là một sự phản bội nghiêm trọng đối với tinh thần của Hiến chương Olympic, một hành động khiêu khích chính trị trắng trợn và gây xúc phạm nghiêm trọng tới 1,4 tỉ người dân Trung Quốc.

Ông Triệu Lập Kiên kêu gọi: “Mỹ nên có thái độ đúng đắn, hành động phù hợp với tinh thần Olympic “đoàn kết”, đối xử nghiêm túc với các mối quan tâm của Trung Quốc và tránh chính trị hóa thể thao. Họ nên ngừng cường điệu cái gọi là "tẩy chay ngoại giao" đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến đối thoại và hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan trọng”, đồng thời cảnh báo. Nếu Mỹ cứ khăng khăng làm theo ý mình thì Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Mỹ tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc