"Mỹ có thể không hài lòng khi Ấn Độ mua vũ khí Nga, nhưng họ sẽ chờ xem bao nhiêu trong số thương vụ này thành hiện thực. Quan hệ Mỹ - Ấn đã thân thiết hơn vì cả 2 đều nhận ra rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa địa chính trị lớn nhất".

Vì sao Mỹ làm ngơ cho Ấn Độ mua vũ khí Nga?

Cẩm Bình | 05/12/2021, 16:12

"Mỹ có thể không hài lòng khi Ấn Độ mua vũ khí Nga, nhưng họ sẽ chờ xem bao nhiêu trong số thương vụ này thành hiện thực. Quan hệ Mỹ - Ấn đã thân thiết hơn vì cả 2 đều nhận ra rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa địa chính trị lớn nhất".

Ngày 6.12 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sang thăm Ấn Độ và hội đàm với Thủ tướng Narendra Modi. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Putin sau gần 6 tháng.

Chuyến đi được thực hiện sau khi công tác bàn giao hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ được khởi động từ giữa tháng 11 vừa qua.

Hệ thống S-400 nằm trong một thỏa thuận vũ khí trị giá đến 5 tỷ USD giữa 2 nước.

Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh NATO của Mỹ - cũng mua S-400, để rồi bị Washington loại bỏ khỏi chương trình sản xuất và cung cấp chiến đấu cơ F-35. Nhưng thành viên Ban cố vấn Bộ Quốc phòng Nga Ruslan Pukhov cho biết: “Dường như Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ, vì sự hỗ trợ của Ấn Độ ở châu Á - Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng đối với Mỹ. Ấn Độ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến Mỹ rằng, nước này không chấp nhận lệnh trừng phạt từ Mỹ”.

ac_indiaflag_051221.jpg
Ấn Độ cần vũ khí Nga - Ảnh: Straits Times

Ấn Độ cùng Mỹ, Nhật Bản, Úc lập nên nhóm Đối thoại An ninh 4 bên (Quad) cùng nhau ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vì vậy bất chấp quan hệ Nga - NATO trở nên căng thẳng vì Nga tăng thêm quân đến biên giới Ukraine thời gian qua, Ấn Độ vẫn đặt cược vào hy vọng Tổng thống Joe Biden - do ưu tiên đối phó Trung Quốc - nên không ép buộc New Delhi từ bỏ thương vụ sắm vũ khí Nga.

Washington có "Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA), cho phép nước này áp đặt trừng phạt đối với quốc gia hay doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng quy mô lớn với công ty công nghiệp quốc phòng Nga. Dù không ngừng kêu gọi tất cả đối tác cùng đồng minh từ bỏ thương vụ mua S-400, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 23.11 cho biết họ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về trường hợp Ấn Độ.

Về phía Ấn Độ, chuyến công du của Tổng thống Putin không chỉ mang ý nghĩa siết chặt quan hệ. Cường quốc Nam Á này cần Nga tiếp tục cung cấp vũ khí để củng cố khả năng phòng vệ ở biên giới đầy căng thẳng với Trung Quốc. New Delhi còn muốn có nhiều vai trò hơn ở Afghanistan nơi Nga, Trung, Pakistan đóng vai trò quan trọng sau khi Taliban tái nắm quyền.

Hồi tháng trước, Đại sứ Ấn Độ tại Nga Bala Venkatesh Varma nói với hãng tin TASS rằng, Ngoại trưởng cùng Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước sẽ gặp nhau nhân chuyến công du, hứa hẹn đem lại cho Moscow nhiều đơn đặt hàng chiến đấu cơ Su-30, MiG-29 cùng 400 chiếc xe tăng T-90. Ông còn cho biết về khả năng đạt thỏa thuận sản xuất hơn 700.000 khẩu súng trường AK-203 tại Ấn Độ.

Theo một nguồn tin quan chức cấp cao khác, Ấn Độ còn định mua máy bay trực thăng, 5.000 tên lửa và khoảng 250 bệ phóng đơn của hệ thống phòng không tầm ngắn Igla-S.

Ông Akhil Bery - Giám đốc chương trình Sáng kiến Nam Á thuộc Viện nghiên cứu Chính sách xã hội châu Á - nhận định: “Mỹ có thể không hài lòng khi Ấn Độ quyết định mua vũ khí Nga, nhưng họ sẽ chờ xem bao nhiêu trong số thương vụ này thành hiện thực. Quan hệ Mỹ - Ấn đã thân thiết hơn vì cả 2 đều nhận ra rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa địa chính trị lớn nhất”.

Bài liên quan
Các trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc tiêu thụ lượng nước đủ cho 26 triệu người dùng, AI sẽ gây thêm căng thẳng
Sự phát triển không ngừng của các trung tâm dữ liệu và ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc có thể làm tăng đáng kể nhu cầu về tài nguyên nước, theo báo cáo mới từ tổ chức tư vấn China Water Risk.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng gặp mặt tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Sáng 17.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Mỹ làm ngơ cho Ấn Độ mua vũ khí Nga?