Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chương trình Nghị quyết 16/NQ-CP (ngày 8.6.2012) và Nghị quyết 54/2017/QH14 (ngày 24.11.2017) của Quốc hội về thí điểm chính sách, cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM.

Chịu áp lực trong giáo dục, TP.HCM xin cơ chế đặc thù

Tú Viên | 19/05/2021, 15:58

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chương trình Nghị quyết 16/NQ-CP (ngày 8.6.2012) và Nghị quyết 54/2017/QH14 (ngày 24.11.2017) của Quốc hội về thí điểm chính sách, cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM.

Đáng chú ý trong báo cáo là vấn đề ngân sách. Nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo hiện nay chiếm từ 25-28% tổng chi ngân sách TP.HCM, định mức đầu tư/học sinh các cấp học, ngành học đảm bảo cơ cấu 80% chi con người và 20% chi hoạt động đảm bảo đáp ứng các thay đổi về chế độ chính sách của Nhà nước.

Nhưng trong quá trình phát triển, do đặc thù là TP lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh trung bình trong giai đoạn 2012-2020 dao động từ 50.000 - 75.000 học sinh/năm tạo áp lực lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức cho học sinh học tập sinh hoạt cả ngày trong trường.

Hiện nay, sĩ số học sinh/lớp còn đông, số lớp học 2 buổi/ngày chưa đạt yêu cầu đề ra dẫn đến khó khăn trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định chương trình giáo dục phổ thông dù đã có nhiều điều chỉnh, tuy nhiên vẫn còn khá nặng nề, quá tải, mang đậm tính hàn lâm, thiếu thực hành, ứng dụng, chưa tạo điều kiện để học sinh phát huy tính sáng tạo, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm. Phân phối chương trình chưa phù hợp về thời lượng và thời gian dẫn đến học sinh phải học nhiều, thiếu thời gian vận dụng kiến thức trong thực tế dẫn đến hệ lụy phải học thêm, dạy thêm.

Từ thực tế đó, TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép ngành GD-ĐT TP.HCM áp dụng cơ chế đặc thù, triển khai những giải pháp mang tính đột phá. Cụ thể, Sở kiến nghị với Bộ và các cấp lãnh đạo cho phép ngành GD-ĐT TP được áp dụng cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.

Cụ thể, cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản; nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh. Sở GD-ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp.

Bên cạnh đó, cơ quan này kiến nghị Bộ GD-ĐT giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành phố theo các chuẩn quốc tế (PISA, PASEC...) và công bố rộng rãi toàn quốc.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường.

Bài liên quan
Báo chí TP.HCM cần bắt kịp chuyển đổi số, không để tụt hậu so với nền tảng mạng xã hội
Chiều 19.4, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2023, phương hướng và nhiệm vụ năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
41 phút trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chịu áp lực trong giáo dục, TP.HCM xin cơ chế đặc thù