Cần sớm xem xét việc sử dụng Chloroquine trong phòng chống đại dịch nguy hiểm hiện nay do Coronavirus (COVID19), trước khi mọi việc trở nên quá rõ ràng.
Dịch bệnh COVID-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang bước sang tháng thứ 3 kể từ khi vụ dịch bắt đầu Đã có hàng trăm ngàn người nhiễm và hàng chục ngàn ca tử vong, tỷ lệ tử vong chung khoảng 4.51%. Dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát, việc lây nhiễm có dấu hiệu lan rộng sang nhân viên y tế, nhân viên các dịch vụ có tiếp xúc gần với người lây nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm. Hiện chưa có thuốc điều trị được WHO, FDA công nhận chính thức áp dụng điều trị Coronavirus (COVID-19); 4 loại thuốc chủ yếu đang được khuyến khích nghiên cứu diện rộng là: Remdesivir, Chloroquine, Ritonavir/Lopinavir và Ritonavir/Lopinavir + Interferon beta.
Vì sao cần sớm xem xét việc sử dụng Chloroquine trong phòng chống đại dịch nguy hiểm hiện nay do Coronavirus (COVID-19), trước khi mọi việc trở nên quá rõ ràng?
1. Chloroquine (Chloroquine phosphast, Hydroxychloroquine sulfate) là thuốc kháng sinh thuộc nhóm chống đơn bào (antiprotozoals); được phát hiện vào những năm 1930; đến những năm 1950, FDA chính thức công nhận thuốc sử dụng để điều trị và điều trị dự phòng bệnh sốt rét, điều trị bệnh discoid lupus, SLE (systemic lupus erythematous) và RA (rheumatoid arthritis). Hiện nay, Chloroquine đang được các hãng dược khổng lồ trên thế giới Novatis, Mylan, Teva và Bayer cam kết tài trợ hàng triệu viên để chống COVID-19; thị trường thuốc Chloroquine trở nên khan hiếm và tăng giá bất thường;
2. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Chloroquine có tác dụng ngăn cản sự phát triển của SARS-CoV-2 (COVID-19) trong thực nghiệm in vitro. Nhóm nghiên cứu Gengfu Xiao đã đăng trên tạp chí Cell Research 30 269-371 (2020): “Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro”, xuất bản 04.02.2020, cho thấy Chloroquine ngăn cản sự xâm nhập và phát triển COVID-19 vào tế bào nhờ việc làm thay đổi pH nội tế bào, và tương tác với thụ cảm thể màng tế bào COVID-19. Nhóm nghiên cứu Tony Y. Hu, Matthew Frieman và Joy Wolfram đăng trên tạp chí Nature Nanotechnology ngày 23.03.2020: “Insights from nanomedicine into chloroquine efcacy against COVID-19”, cho thấy về phương diện nghiên cứu siêu phân tử y học (nanomedicine) thì Chloroquine là thuốc tiềm năng điều trị COVID-19;
3. Từ thực tiễn điều trị những bệnh nhân trong vụ dịch, nhiều nước đã đúc kết những kinh nghiệm có giá trị trong việc dử dụng Chloroquin. Nhóm tác giả Sharon Einav đã nghiên cứu 6 bài báo và 23 thử nghiệm lâm sàng đang triển khai tại Trung Quốc đã khẳng định những bằng chứng tiền lâm sàng về tác dụng và độ an toàn của Chloroquine trong điều trị COVID-19 và tính cấp thiết phải có những nghiên cứu với số lượng lớn, chất lương cao để khẳng định (A systematic review on the efficacy and safety of chloroquine for the treatment of COVID-19, Journal of Critical Care, 10.03.220). Xu Yang và cộng sự tổng kết điều trị trên 100 bệnh nhân điều trị ở tại 10 bệnh viện khác nhau ở Trung Quốc, cho thấy Chloroquine phosphate có hiệu quả điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có viêm phổi (Breakthrough: Chloroquine phosphate has shown apparent efficacy in treatment of COVID-19 associated pneumonia in clinical studies, BioScience Trends. 2020; 14(1):72-73). Nhóm nghiên cứu của Philippe Brouqui và Didier Raoult, tại The Méditerranée Infection University Hospital Institute in Marseille, cho thấy phác đồ Hydroxychloroquine phối hợp với Azithromycin có hiệu quả điều trị bệnh nhân COVID-19 (Hydroxychloroquine and azithromycin as a treatment of COVID-19: results of an openlabel non -randomized clinical trial, International Journal of Antimicrobial Agents, Available online 20 March 2020, 105949, In Press, Journal Pre-proof);
4. Có một số nước đã đưa Chloroquine vào hướng dẫn (Guideline) điều trị chính thức, như: Trung Quốc - Handbook of COVID-19 prevention and treatment; Bỉ - Interim clinical guidance for patients suspected of/confirmed with COCID-19 in Belgium; và Hàn Quốc, một quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp đáng ghi nhận
Trong trang điện tử cửa CDC, mục Coronavirus Diseases 2019 (COVID-19), mục hướng dẫn bác sĩ về các khả năng điều trị COVID-19 cũng nhắc tới phương án sử dụng Chloroquine;
5. Nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai việc áp dụng Choloroquine trong điều trị và dự phòng COVID-19 có kiểm soát (nghiên cứu ngẫu nhiên, mù kép) để vừa chống trọi với vụ dịch, vừa có những tổng kết có giá trị lâu dài. WHO đang kêu gọi triển khai những nghiên cứu toàn cầu về những thuốc tiềm năng điều trị COVID-19 trong đó có Chloroquine; Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, ngày 24.3.2020, tuyên bố chính thức cho phép sử dụng Chloroquine trong điều trị các trường hợp COVID-19 thể vừa (less serious forms). Văn phòng chính quyền New York yêu cầu cần 70.000 liều Hydroxychloroquine, 10.000 liều Zithromax và 750.000 liều Choloroquine để chống dịch COVID-19. Đơn vị nghiên cứu Oxford thuộc đại học Oxford UK dự kiến trong tháng 5.2020 sẽ triển khai nghiên cứu dự phòng lây nhiễm cho 10.000 nhân viên y tế và những người có nguy có lây nhiễm bằng thuốc Chloroquine phosphate;
6. Viêt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, phòng chống nhiều loại dịch bệnh phức tạp, đã và đang có nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch được thế giới công nhận và ngợi ca. Chloroquine là một trong những thứ thuốc mà hầu như người lính nào đã tham gia các cuộc kháng chiến trước đây đều rất quen thuộc và có nhiều kinh nghiệm. Thuốc Chloroquine do Việt Nam sản xuất là Chloroquine phosphaste, rẻ tiền, hiệu quả.
Đại dịch Coronavirus (COVID-19) đang tác động khôn lường đến kinh tế, chính trị, xã hội. Việc kiểm soát còn rất nhiều thách thức. Qua trên 2 tháng căng mình chiến đấu với kẻ thù “vô hình” trên bình diện toàn cầu, trong mất mát, đã có những bài học. Cần sớm xem xét việc sử dụng Chloroquine trong phòng chống đại dịch nguy hiểm hiện nay do Coronavirus (COVID-19), trước khi mọi việc trở nên quá rõ ràng.
Thiếu tướng, Nguyên Cục trưởng Cục Quân Y Vũ Quốc Bình
Tiến sĩ - Bác sĩ cao cấp - Thầy thuốc nhân dân Vũ Quốc Bình, sinh ngày 1.9.1957 tại Hà Nội, trưởng thành trong một gia đình có truyền thống nghề y; bố đẻ là Bác sĩ Quân y và mẹ là Y sĩ. Theo nguyện vọng của gia đình, TS Bình đã thi đỗ bác sĩ quân y vào năm 1974 và sau này là Bác sĩ nội trú Nội khoa. Tốt nghiệp BS QY tháng 3.1981, sau một thời gian tham gia phục vụ Chiến tranh Biên giới phía Bắc;
Đã qua các bậc đào tạo cơ bản, như: Hồi sức cấp cứu (1981-1982 tại Khoa HSCC BV Bạch Mai); Chuyên khoa cấp I Nội chung (1974-1976, HVQY); Bác sĩ Chuyên khoa Nội chung (1988-1990, CHDC Đức); Tiến sĩ Y Khoa (1993-1997, CHLB Đức); Trao đổi Hàn Lâm (2001-2002, Australia); cũng như các khoá đào tạo liên tục có chứng chỉ Quốc tế và trong nước;