“Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng tiếp tục tăng cao” đây là nhận định của ông Nguyễn Văn Danh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM trong hội thảo “Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng” vừa được tổ chức vào ngày 21.4

Chọn Trọng tài quốc tế tại Việt Nam hay nước ngoài để giải quyết tranh chấp lĩnh vực xây dựng?

Hồ Phước Đông | 22/04/2017, 06:38

“Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng tiếp tục tăng cao” đây là nhận định của ông Nguyễn Văn Danh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM trong hội thảo “Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng” vừa được tổ chức vào ngày 21.4

Cụ thể, vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng được Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đưa ra xét xử vào năm 1999. Thời điểm ấy chỉ khoảng 10 vụ việc/ năm. Thế nhưng 3 năm gần đây, số vụ tranh chấp tăng từ 20 đến 30 vụ/ năm.

Việc thỏa thuận trọng tài trong tranh chấp hợp đồng có nhiều ý nghĩa về mặt thực tiễn. Bởi lẽ, theo khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại về Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khẳng định nếu các bên thỏa thuận trọng tài thì khi phát sinh tranh chấp có thể giải quyếttại Trọng tàinhưng có thỏa thuận lựa chọntrọng tài như cơ quan tài phán.

Các chuyên gia nhận định, tổn thất về kinh tế của các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng rất nặng nề. Thậm chí có những hợp đồng lên đến hàng trăm ngàn USD khiến hàng trăm công trình chậm tiến độ hoặc phải ngừng thi công. Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là các hoạt động xây dựng với những hợp đồng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong quá trình soạn thảo và thực hiện hợp đồng để tránh xảy ra các tranh chấp. Khi có sự tham gia của Trọng tài xung đột được giải quyết nhanh hơn rất nhiều.

Thạc sĩ Hồ Kim Minh Châu, Trọng tài viên VIAC cho biết: “Tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi nhất là trong các hoạt động xây dựng với những hợp đồng lớn. Vậy nên cách tốt nhất là cần chuẩn bị thật tốt để tránh những rủi ro và giảm thiểu tối đa thiệt hại ngay từ khâu soạn thảo hợp đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại VIAC. Thủ tục nhanh, gọn, thời gian xử lý nhanh và việc được hơn 150 quốc gia công nhân phán quyết giúp cho việc xử lý tranh chấp trở nên dễ dàng hơn.”

Trong lần trao đổi này, các trọng tài của VIAC cũng nhấn mạnh về sự chọn lựa Trọng tài nước ngoài và địa điểm trọng tài ở nước ngoài (sự việc xảy ra ở Việt Nam) thì việc hỗ trợ của Tòa án Việt Nam trên thực tiễn đã có tòa từ chối đáp ứng yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bởi lẽ, theo Nghị quyết số 01/2014 / NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao không có câu trả lời cụ thể cho trường hợp này. Tuy nhiên, khi đó là Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam và địa điểm trọng tài tại Việt Nam thì tranh chấp có thể được hỗ trợ từ Tòa án với các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chính vì thế lời khuyên được đưa ra là hãy cân nhắc lựa chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Cùng với đó, chi phí cho Trọng tài quốc tế tại Việt Nam được cho là thấp hơn các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay các nước trên thế giới.

Hồ Đông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chọn Trọng tài quốc tế tại Việt Nam hay nước ngoài để giải quyết tranh chấp lĩnh vực xây dựng?