Ngày 12.9.2014, bệnh nhân đầu tiên trên thế giới vừa được điều trị bằng công nghệ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS cells). Bệnh nhân là một cụ bà tại tỉnh Hyoga, Nhật Bản, mắt bị thoái hóa điểm do tuổi tác (age-related macular degeneration).

Chữa mắt bằng tế bào gốc vạn năng cảm ứng

Một Thế Giới | 14/09/2014, 06:28

Ngày 12.9.2014, bệnh nhân đầu tiên trên thế giới vừa được điều trị bằng công nghệ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS cells). Bệnh nhân là một cụ bà tại tỉnh Hyoga, Nhật Bản, mắt bị thoái hóa điểm do tuổi tác (age-related macular degeneration).

Ba chuyên gia nhãn khoa, đứng đầu là Yasuo Kurimoto của bệnh viện Tổng hợp trung tâm Y khoa thành phố Kobe, Nhật Bản, đã cấy ghép một tấm tế bào thượng bì sắc tố võng mạc vào một con mắt của cụ bà.
Ca phẫu thuật được tiến hành tại viện Nghiên cứu Y sinh và bệnh viện Tiến bộ, nằm gần trung tâm Sinh học phát triển RIKEN, nơi nhà nhãn khoa Masayo Takahashi đã phát triển và thử nghiệm tấm tế bào thượng bì. Cô Takahashi đã sử dụng tế bào da của bệnh nhân, chuyển chúng thành tế bào vạn năng cảm ứng, và biệt hóa thành tế bào võng mạc.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân không bị chảy máu hay các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hai mối lo ngại lớn nhất của các nhà khoa học trong việc sử dụng tế bào gốc này là nguy cơ thải ghép và phát triển thành khối u.

Trước đó, các thử nghiệm trên chuột và khỉ của Takahashi và các cộng sự đã cho thấy độ an toàn của nghiên cứu này.
 Chua mat bang te bao goc van nang cam ung
Bác sỹ nhãn khoa Masayo Takahashi

Tế bào vạn năng cảm ứng là một công nghệ được phát triển bởi các giáo sư Nhật Bản. Để tạo ra tế bào gốc vạn năng cảm ứng, các nhà khoa học chèn 4 gene liên quan đến tế bào gốc vào các nguyên bào sợi ở da. Các gene này sẽ giúp lập trình lại tế bào trưởng thành để trở thành các tế bào có khả năng biệt hóa.

Bác sỹ Kurimoto, dẫn đầu đội phẫu thuật, đã gởi lời cảm ơn sâu sắc tới cố nghiên cứu viên RIKEN, ông Yoshiki Sasai, người đã tự tử sau vụ scandal rút bài báo tế bào gốc STAP trên tạp chí Nature đầu năm nay, là người đã đặt nền móng cho nghiên cứu biệt hóa tế bào võng mạc.

Lời cảm ơn cũng được gửi tới nhà khoa học đoạt giải Nobel Shinya Yamanaka, ĐH Kyoto, người đã góp phần phát minh ra công nghệ iPS cells.

Sự thành công của công trình này sẽ mở đầu cho các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo trong việc ứng dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng trong lĩnh vực y học tái tạo, hứa hẹn có thể giúp con người tạo ra các cơ quan ghép phù hợp với bệnh nhân.

Huy Vũ (nguồn: Nature)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chữa mắt bằng tế bào gốc vạn năng cảm ứng