Cây đước là loại cây đặc trưng ở vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, được nhiều người dân chọn để hầm than. Nghề hầm than đước dẫu cơ cực nhưng giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Chùm ảnh: Nhọc nhằn nghề hầm than đước ở Cà Mau

Trần Khải 07/03/2024 10:32

Cây đước là loại cây đặc trưng ở vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, được nhiều người dân chọn để hầm than. Nghề hầm than đước dẫu cơ cực nhưng giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

10.jpg
Những dãy nhà nằm san sát nhau thuộc địa bàn xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) là những lò than của Hợp tác xã (HTX) than đước Tân Phát. Nơi đây đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
2(1).jpg
Xóm lò than được xây dựng ven sông để thuận tiện cho việc tập kết củi đước trước khi đưa vào lò hầm và vận chuyển sản phẩm than đước xuống ghe/tàu đi tiêu thụ.
1.jpg
Người gắn bó với nghề hầm than đước ở Cà Mau đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai vì luôn làm việc trong môi trường nặng nhọc.
8.jpg
Một lao động dùng máy cưa để cắt gỗ thành những đoạn ngắn cho phù hợp với diện tích và sức chứa của lò than. Nghề hầm than gắn bó với người dân Cà Mau từ bao đời qua, đặc biệt là những hộ dân ở xứ ven rừng. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều hộ dân vẫn bám trụ với nghề.
13.jpg
Ðặc điểm dễ nhận biết khi đến xứ hầm than là những căn chòi mái lá đen kịt vì khói bụi đeo bám cùng tiếng máy cưa cây âm vang. Mùi củi đun hòa với mùi củi hầm tạo ra một mùi hương đặc trưng. Gánh nặng mưu sinh khiến người dân chấp nhận làm quen với khói bụi, nhọc nhằn.
11.jpg
Nặng nhọc, vất vả là vậy nhưng đối với những người lao động ở xứ rừng thì được làm việc là niềm vui. Công việc này đã giúp họ có tiền để lo cho cuộc sống gia đình.
4.jpg
HTX than đước Tân Phát, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong những nơi có số hộ làm nghề hầm than lớn tại địa phương. Hiện tại, HTX có 12 thành viên, quy mô 21 lò, bình quân mỗi tháng nơi đây sản xuất gần 100 tấn than thành phẩm.
3.jpg
Trung bình mỗi ngày người lao động nhận được từ 200.000 - 250.000 đồng tiền công (tùy tính chất công việc và tay nghề của lao động).
14.jpg
Phụ nữ được giao những công việc nhẹ hơn nam giới. Đa phần họ làm những việc như sắp xếp củi vào lò và đóng gói than thành phẩm vào túi ni lông trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.
12.jpg
Mỗi ngày, từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, những lao động địa phương sẽ đến lò than làm những công việc như cưa cây, chất củi vào lò, đốt lò và ra than. Mặc dù công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều khói, bụi than nhưng đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho những lao động tại đây.
7.jpg
Sau khi sắp xếp củi đầy lò, người thợ bắt đầu nhóm lửa đốt lò để hầm than.
6.jpg
Người làm nghề hầm than lâu năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hay chưa để đưa ra quyết định bít lò chờ than nguội. Mỗi lò than tùy theo độ lớn, nhỏ mà cho ra lượng than từ 12-15 tấn.
5.jpg
Do thị trường ngày nay sử dụng nhiều chất đốt như gas, điện nên lượng than tiêu thụ ít, lợi nhuận của các chủ lò và người làm nghề than cũng giảm theo.
9.jpg
Mỗi mẻ than từ khi xếp củi vào lò đến khi thành phẩm, đóng gói bán cho thương lái có thời gian gần 2 tháng.
15.jpg
Dù khó khăn, vất vả nhưng nhiều hộ dân nơi đây vẫn bám trụ với nghề như giữ gìn một giá trị truyền thống, một nguồn lợi mà thiên nhiên ban tặng.
Bài liên quan
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng: Không hủy thì ế hàng, mục tiêu hạ nhiệt thị trường vàng thất bại
Ngân hàng Nhà nước mở 4 phiên đấu thầu vàng, nhưng hủy đến 3 lần. Một phiên đấu thầu diễn ra thì cũng chỉ bán được 20% số vàng chào thầu cho 2 đơn vị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chùm ảnh: Nhọc nhằn nghề hầm than đước ở Cà Mau