Quên đường, quên cách nấu ăn, đi ra ngoài không nhớ đã tắt điện, khóa ga hay chưa hoặc khó tìm từ ngữ để diễn đạt ý… Nếu đang gặp phải các rắc rối này, có thể bạn đang bị suy giảm trí nhớ.

Chứng hay quên 'cảnh báo' nguy cơ mất trí

Bài PR | 05/08/2016, 08:06

Quên đường, quên cách nấu ăn, đi ra ngoài không nhớ đã tắt điện, khóa ga hay chưa hoặc khó tìm từ ngữ để diễn đạt ý… Nếu đang gặp phải các rắc rối này, có thể bạn đang bị suy giảm trí nhớ.

Hay quên: triệu chứng điển hình của suy giảm trí nhớ

Rất nhiều người sau tuổi 30 trí nhớ đã bắt đầu “xuống dốc”, báo hiệu cuộc khủng hoảng thoái hóa não với triệu chứng điển hình là tình trạng hay quên. Các tình huống quên thường gặp nhất là loạn trí nhớ về không gian và quên toàn bộ thoáng qua (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc, quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học…) có thể xuất hiện đơn thuần hoặc đi kèm các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo âu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có đến 58% dân số bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh về trí nhớ và con số này ngày càng tăng lên. Bên cạnh tuổi tác, có thể kể đến các yếu tố tác động nhiều đến trí nhớ như stress, thói quen sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, mất ngủ… làm sản sinh rất nhiều gốc tự do. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh làm chức não bị rối loạn, hệ thống mạch máu cũng bị suy yếu dưới tác động của gốc tự do dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên.

Cần phân biệt quên lành tính do tuổi tác và quên bệnh lý bởi thoái hóa tế bào thần kinh. Theo đó, nếu mắc chứng quên mà sau đó vẫn nhớ ra được, bệnh nhẹ và tiến triển rất chậm thì chứng quên vô hại. Ngược lại, các trường hợp quên dù cố gắng vẫn không nhớ lại được, tình trạng này tiến triển nhanh và nặng dần là biểu hiện của bệnh lý. Bên cạnh đó, suy giảm trí nhớ thường đi kèm các rối loạn cảm xúc. Do đó, những người hay quên, mất tập trung còn dễ kích động, cáu gắt ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp thường ngày.

Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách trước tác động không ngừng của gốc tự do và các yếu tố khác, suy giảm trí nhớ ngày càng tăng nặng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống người bệnh.Thống kê cho thấy, khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó và có thể tử vong sau khoảng 8 - 10 năm kể từ khi phát bệnh.

Giải pháp tự nhiên “tiếp sức” cho trí não

Theo PGS.TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM thực tế, rất nhiều người vẫn chủ quan với chứng hay quên, cho rằng đây là biểu hiện của tuổi tác hoặc lành tính, nhất thời. Điều này khiến việc can thiệp, phòng ngừa giai đoạn sớm của quá trình thoái hóa thần kinh không được chú trọng. Khi bệnh đã biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer... thì không thể phục hồi.

Do đó, việc phòng ngừa, đẩy lùi sự tấn công của gốc tự do và “chặn đứng” các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Về giải pháp rèn luyện trí não để duy trì trí nhớ, GS Nguyễn văn Thông, Chủ tịch Hội phòng chống Đột quỵ khu vực miền bắc, Chủ nhiệm Bộ môn thần kinh Viện nghiên cứu YDLS 108 khuyến cáo, mỗi người nên chú ý đến vận động và “thách thức” khả năng ghi nhớ của não kể cả đối với người cao tuổi, bằng cách: học kỹ năng, ngôn ngữ mới; chơi các trò chơi trí tuệ; tham gia các hoạt động cộng đồng. Đồng thời, biến công việc thành sở thích và cần có nghỉ ngơi phù hợp tránh để đầu óc căng thẳng; xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp; rèn luyện thể chất; ngủ đủ giấc và tránh các thói quen có hại như sử dụng rượu bia, thuốc lá...

Đặc biệt, để tăng “sức bền” trí não, cần có giải pháp đẩy lùi sự gây hại của gốc tự do lên tế bào thần kinh và chăm sóc não bằng các dưỡng chất đặc biệt. Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có ưu điểm vượt trội giúp chống gốc tự do. Nhờ đặc tính trọng lượng phân tử thấp, hai hoạt chất này dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, vừa kích hoạt các men chống gốc tự do của cơ thể vừa trực tiếp trung hòa các gốc tự do trong mọi ngóc ngách của não. Từ đó, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene giúp tăng cường các kết nối, tái tạo và dẫn truyền tế bào thần kinh giúp hoạt đông ghi nhớ, tư duy diễn ra mạch lạc. Nghiên cứu của ĐH Cincinnati (Mỹ) cho thấy, sử dụng tinh chất Blueberry mỗi ngày trong 3 tháng cải thiện đáng kể khả năng học tập và ghi nhớ.

Tinh chất thiên nhiên từBlueberrycó trong OTiV giúp chống gốc tự do, bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ.

Bên cạnh đó, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry còn giúp tăng cường lưu lượng máu lên não cung cấp oxy và các dưỡng chất cho não. Qua đó vừa tăng cường bảo vệ vừa nuôi dưỡng tế bào thần kinh để trí nhớ tăng “sức bền” trước các tác động nội, ngoại sinh.

Xem video phương pháp chống gốc tự do, cải thiện hiệu quả suy giảm trí nhớ

Minh Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng hay quên 'cảnh báo' nguy cơ mất trí