Cuối tuần này, VN-Index đóng cửa ở mức thấp, hàm ý rủi ro đang gia tăng. Vì thế, nhà đầu tư cần thận trọng đứng bên ngoài quan sát và chờ đợi tín hiệu đảo chiều tiếp theo.

Chứng khoán tuần tới: Vẫn phải cẩn trọng với diễn biến khó lường của Covid-19

01/03/2020, 13:55

Cuối tuần này, VN-Index đóng cửa ở mức thấp, hàm ý rủi ro đang gia tăng. Vì thế, nhà đầu tư cần thận trọng đứng bên ngoài quan sát và chờ đợi tín hiệu đảo chiều tiếp theo.

Ảnh minh họa từ Internet

Nhận định ề thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần tới, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ mạnh 865 - 880 điểm và kỳ vọng thị trường sẽ tìm được điểm cân bằng tại vùng hỗ trợ này để mở ra cơ hội phục hồi ngắn hạn cho chỉ số.

Dù vậy theo BVSC, điểm tiêu cực hiện tại vẫn đến từ hoạt động bán ròng của khối ngoại, nguy cơ lan rộng và kéo dài của dịch bệnh do coronavirus gây ra (Covid-19) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Hoạt động sản xuất kinh doanh và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước đang có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề, khi Covid-19 tiếp tục lan rộng ra các nước bên ngoài Trung Quốc và không có dấu hiệu nhanh chóng được kiểm soát.

Kết thúc 2 tháng đầu năm 2020, khối ngoại đã bán ròng trên toàn thị trường với tổng giá trị hơn 1.174 tỉ đồng, trái chiều với diễn biến cùng kỳ năm 2019 khi khối ngoại mua ròng trên cả 3 sàn với giá trị 6.752 tỉ đồng. Chỉ tính riêng tuần qua, trên cả sàn HoSE, sàn HNX và thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng lên đến 1.108 tỉ đồng.

Theo Công ty CP Chứng khoán KIS, tâm lý thị trường trở nên thận trọng trước sự bùng phát của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, VN-Index đóng cửa ở mức thấp, hàm ý rủi ro đang gia tăng. Vì thế, nhà đầu tư cần thận trọng đứng bên ngoài quan sát và chờ đợi tín hiệu đảo chiều tiếp theo.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mạnh trong tuần giao dịch qua. Kết thúc tuần giao dịch từ 24.2 đến 28.2 VN-Index giảm 5,5% xuống 882,19 điểm; HNX-Index tăng 1,4% lên 109,58 điểm.

Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó và cao hơn mức trung bình 20 tuần với gần 4.500 tỉ đồng giao dịch mỗi phiên trên 2 sàn. Cụ thể, giá trị giao dịch trên HoSE tăng 14% lên 18.964 tỉ đồng; giá trị giao dịch trên HNX tăng 36,1% lên 3.330 tỉ đồng.

Hầu hết các nhóm ngành chính trên thị trường đều sụt giảm mạnh trong tuần qua. Các mã lớn của nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng giảm mạnh với VCB giảm 7,4%, BID giảm 8,1%, MBB giảm 3,8%, VPB giảm 5,6%, TCB giảm 3,7%, HDB giảm 2,1%, ACB giảm 1,9% v.v.

Dù đang chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và thị trường chứng khoán "đỏ lửa", cổ phiếu SHB của Ngân hàng thương mại CP Sài Gòn-Hà Nội đã có 3 phiên tăng trần với mức tăng tới 39,1%.

Còn nhóm cổ phiếu họ Vingroup tuần qua giảm mạnh với VIC giảm 4,1%, VHM giảm 6,6%, VRE giảm 7,3%.

Bên cạnh đó, cùng với sự đi xuống của giá dầu thế giới, giá cổ phiếu dầu khí cũng giảm mạnh trong tuần giao dịch qua. Các cổ phiếu như: GAS giảm 10,8%, PVS giảm 9,3%, PVD giảm 11,2%, PVB giảm 3,8%, PVC giảm 7,7%... tạo thêm áp lực giảm điểm lên thị trường chung.

Tuần qua, các mã cổ phiếu đầu ngành thực phẩm - đồ uống cũng giảm rất mạnh như: VNM giảm 3,6%, SAB giảm 10,6%, MSN giảm 7,8%. Cổ phiếu đầu ngành bảo hiểm là BVH giảm 3,9%. Các cổ phiếu của các ngành chứng khoán như: SSI giảm 8,9%, HCM giảm 9%, VCI giảm 7,1%, VND giảm 3,9% v.v.

Cổ phiếu của các hãng hàng không cũng lao dốc mạnh. Theo đó, VJC đã giảm 5,4% trong tuần qua, trong khi HVN giảm 15,2% và ACV giảm 14,6%.

Lĩnh vực hàng không chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Thay vì dự kiến thiệt hại 10.000 tỉ đồng như cách đây nửa tháng, theo ước tính mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không trong nước sẽ thiệt hại, giảm doanh thu khoảng 25.000 tỉ đồng.

Các hãng hàng không lớn trong ngành như Công ty CP Hàng không VietJet (mã VJC), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã HVN), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (mã ACV) cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Tóm lại, việc dịch Covid-19 lây lan nhanh ra các nước trên thế giới vài ngày gần đây càng khiến tâm lý nhà đầu tư nội lẫn ngoại thêm nặng nề.

Theo BNews

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng khoán tuần tới: Vẫn phải cẩn trọng với diễn biến khó lường của Covid-19