Trước việc Bộ Giao thông Vận tải chuyển tên gọi 'trạm thu phí đường bộ' thành 'trạm thu giá đường bộ' với các dự án BOT, nhiều chuyên gia cho rằng tên gọi mới là vô nghĩa với tiếng Việt, thậm chí là ngô nghê. Tác giả Song Hà (Hà Nội) bình luận vấn đề này qua câu chuyện dí dỏm về bố vợ.

Chuyện bố vợ nổi điên vì quên mang giá đỗ qua trạm thu giá

Hồng Quân | 24/05/2018, 16:36

Trước việc Bộ Giao thông Vận tải chuyển tên gọi 'trạm thu phí đường bộ' thành 'trạm thu giá đường bộ' với các dự án BOT, nhiều chuyên gia cho rằng tên gọi mới là vô nghĩa với tiếng Việt, thậm chí là ngô nghê. Tác giả Song Hà (Hà Nội) bình luận vấn đề này qua câu chuyện dí dỏm về bố vợ.

Xem thêm:Bị quay clip đi nhà nghỉ với bố chồng, chị dâu đòi kiện!

Clip cô gái bị giật dây chuyền trắng trợn ở TP.HCM, té đập mặt xuống đường

Con trai bắt quả tang bố và chị dâu đi nhà nghỉ ở Đắk Lắk

Clip tổ lái bị xe buýt cán chết vì lách qua khe tử thần, gái xinh siêu vòng 1 hát như đàn ông

CSGT Hà Nội dắt cụ bà qua đường bị nghi làm màu vì nhiều người ở sau chụp ảnh

Nội dung như sau:

Hôm nay chở bố vợ đi ăn chẵn tháng đứa cháu. Trời oi nóng nhưng điều hòa xe mới sửa mát lạnh và êm ru nên bố rất hưng phấn. Bảo bố ngồi lên ghế trước bốc phét cho vui nhưng bố nói thôi để tau ngồi sau cho giống giám đốc.

Hơn tiếng đồng hồ sau thì đến trạm thu phí. Nhìn qua cửa kính trông thấy tấm biển xanh xanh, bố reo um lên: "Thôi chết rồi! Hôm trước xem thời sự nghe bảo các trạm thu phí bây giờ không thu tiền nữa mà chuyển sang thu giá. Bố đã cẩn thận nhờ mẹ ủ cho mẻ giá đỗ để nộp cho họ. Rứa mà sáng ni vội quá quên mang theo mới điên!".

Nghe xong suýt đập đầu vào vô lăng vì buồn cười, nhưng ngó bố tội tội nên kìm lại được, mình ôn tồn bảo:"Bố ơi! Chẳng qua là một kiểu bình mới rượu cũ thôi, chứ thu phí hay thu giá thì vẫn là thu tiền bố ạ!".

Bố phe phẩy vạt áo nói: "Thì vẫn biết giá đỗ cũng phải mua bằng tiền nhưng bố nghĩ giá bây giờ rẻ, hôm nọ bố mua một rổ về xào với lòng gà mà có 10 nghìn bạc. Như rứa là quá rẻ rồi! Thôi mi ngồi đây, để bố chạy ù vào chợ mua ít giá trả cho họ mà đi không trưa mất".

Đến đây thì không chịu nổi nữa rồi, mình gắt:"Trời ơi! Bố ngây thơ lắm! Thu giá là một cách nói tránh của từ thu phí, về bản chất chúng nó vẫn thu tiền như trước, bố có hiểu không?".

"Cho bố hỏi cái, thu giá là thu cái chi con?".

Mình mệt quá rồi, nên nói vắn tắt là thu tiền bố ạ. Bố gườm gườm, chửi ầm lên trong xe:"Thu tiền thì cứ nói thu tiền, còn bày đặt ghi thu giá làm bố mày tưởng thu giá đỗ thật. Bố mặc dù trình độ lớp 7 nhưng cũng hiểu giá là giá tiền chớ không phải là tiền, rứa răng không nói ra là thu tiền, thu phí?".

Càng phân tích bố càng hỏi lắm, mình đành phải bảo:"Bố ạ, nó cũng như việc thi thoảng ta cho bồ nhí ít tiền í, vì lý do tế nhị ta không được nói đó là tình phí. Tình phí khác nào mua dâm bồ nhí, nên ta phải bảo là tặng quà cho nó đỡ gây tổn thương".

Hàng loạt 'trạm thu phí' đã đổi tên thành 'trạm thu giá'.

“Trạm thu giá đường bộ": Tối nghĩa và ngô nghê

Theo Tiền Phòng, PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn (Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) cho rằngviệc đổi tên “trạm thu phí” sang “trạm thu giá” BOT được sử dụng lần đầu trong Thông tư 49/2016 của Bộ GTVT.

Bộ GTVT đã có giải thích sự khác biệt giữa khái niệm “phí” (do nhà nước ấn định) và “giá” (do doanh nghiệp ấn định), nhưng theo ông Nguyễn Hồng Cổn, dùng cụm từ “trạm thu giá” làm tên gọi cho các trạm thu phí cũ là không chính xác và không đúng với cách dùng của từ “giá” trong tiếng Việt. Do sự khác biệt giữa nghĩa của từ “phí” và từ “giá” trong tiếng Việt.

Ông Cổn dẫn Từ điển tiếng Việt và lý giải: “Phí” là “khoản tiền phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ” cho nên có thể nói “nộp phí”, “thu phí”, theo nghĩa là nộp hay thu “một khoản tiền phải trả” cho một công việc hay dịch vụ nào đó. Ngược lại, từ ”giá” có nghĩa chính là “biểu hiện giá trị bằng tiền”, chứ không phải là “khoản tiền phải trả…”. Do đó, chỉ có thể nói “giá bao nhiêu?” hoặc “giá 5 triệu đồng” mà không thể nói “nộp giá”, “thu giá”.

“Như vậy, có thể hiểu vì sao việc dùng cụm từ ‘trạm thu giá’ không được dư luận đồng tình”, ông Cổn nói.

Theo vị chuyên gia ngôn ngữ trên, về mặt pháp lý thì dùng từ “thu giá” không có vấn đề gì, nhưng về văn hoá kinh doanh thì không nên.

Tiếng Việt có nhiều cách khác để lựa chọn, chẳng hạn thay “thu” bằng “trả”: Trạm trả phí (dịch vụ), hoặcTrạm trả cước (dịch vụ). Tất nhiên không phải là “Trạm trả giá (dịch vụ)”!

Về việc dùng “trạm thu giá đường bộ” của Bộ GTVT quá máy móc, sai tiếng Việt, ông Cổn cho rằng: “Đơn giản là tiếng Việt không nói như vậy”.

Để tránh từ “phí” được hiểu là do nhà nước ấn định, ông Cổn gợi ý, Bộ GTVT có thể dùng một từ khác gần nghĩa với từ phí là từ “cước”, hiện được dùng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải. Theo đó “Trạm thu phí/giá” có thể gọi là “Trạm thu cước (dịch vụ)” hoặc “Trạm trả cước (dịch vụ).

Nếu cho rằng chưa có văn bản nào qui định về khái niệm “cước” và bắt buộc phải dùng từ “giá” (theo Luật Giá), nên dùng cả cụm từ “Trạm thu giá dịch vụ”, chứ không nên dùng cụm từ “Trạm thu giá”. Dù dùng như vậy cũng không phải là một sự lựa chọn hay, vì như đã nói ở trên “thu giá” là cách diễn đạt không bình thường, nếu không nói là sai trong tiếng Việt”, ông Cổn nói thêm.

Thanh niên ở Hà Nội đột nhập vào nhà trộm xe đạp, bỏ lại SH:

Bánh từ trên trời rơi xuống thì tôi mới yêu anh:

Xem thêm:Emiri Okazaki: Diễn viên JAV đình đám quay 28 phim sex/tháng, có ngàn thể loại

Bobby Phước Trần từ tuổi thơ cơ cực, ‘vua của đêm’ đến bạn trai Phạm Hương

Giống nữ diễn viên JAV Yua Ariga, Bích Phương nhận nhiều tin nhắn xin link clip sex

Clip 'thánh cờ bạc bịp' hé lộ bí kíp lắc xì ngầu, gái xinh kéo kẻ quấy rối đến đồn cảnh sát

Clip dân chơi phỏng vấn má mì trẻ đẹp điều hơn 80 cô gái đi khách ở Hà Nội

Bị đánh nhừ tử, kẻ chuyên gạ phụ nữ có chồng đi nhà nghỉ quỳ gối xin tha

Mẹ bị hàng trăm người Bình Định đòi đánh, giết vì nghi bắt cóc trẻ em, con viết tâm thư

Cô gái có khả năng đặc biệt chỉ nơi tìm ra phượt thủ mất tích ở Tà Năng - Phan Dũng?

Khoảnh khắc 'thần chết' xuất hiện khi thanh niên nghe ĐTDĐ bị kéo xuống sông

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện bố vợ nổi điên vì quên mang giá đỗ qua trạm thu giá