Ngồi trong căn nhà có bề sâu 1,2 mét, ngang 3 mét trên đường Dương Bá Trạc (Quận 8, chân cầu Nguyễn Văn Cừ), chị Huỳnh Thị Bé Bẩy nói: "Tui đã sống như thế này đã 11 năm nay rồi đó. Tối nằm ngủ phải co ro người lại mới nằm được"

Chuyện cô thợ may và nỗi buồn quan tài không vô được nhà giữa Sài Gòn

Lê Ngọc Dương Cầm | 26/04/2017, 05:31

Ngồi trong căn nhà có bề sâu 1,2 mét, ngang 3 mét trên đường Dương Bá Trạc (Quận 8, chân cầu Nguyễn Văn Cừ), chị Huỳnh Thị Bé Bẩy nói: "Tui đã sống như thế này đã 11 năm nay rồi đó. Tối nằm ngủ phải co ro người lại mới nằm được"

Việc giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường mang lại giao thông thuận tiện cho TP.HCM. Nhưng mặt trái của nó là tạo ra những căn nhà siêu nhỏ. Từ đây tạo ra những câu chuyện dở khóc dở cười mà thiết nghĩ rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Câu chuyện về "ngôi nhà" số 7đường Dương Bá Trạc (Quận 8, chân cầu Nguyễn Văn Cừ) của chị Huỳnh Thị Bé Bẩy là một điển hình.

Nhìn từ bên ngoài, mặt tiền căn nhà có một gác đúckhá khang trang, như mọi căn nhà khác trên dãy phố. Vào bên trong, mới cảm nhận căn nhà này có một kích thước bất thường, mỏng dính. Có thể nói đây là căn nhà "mặt tiền" cá biệt, nhỏ nhất sovới những dãy nhà cao tầng đang mọc lên dầy đặc ở Sài Gòn.

Không gian chật hẹp đủ đặt hai chiếc ghế ngồi, lại bề bộn đồ đạc. Giữa trưa nắngnóng hầm hập, căn "nhà" nhỏnhư chiếc hộp,càng trở nênngột ngạt hơn.

Chị Bẩy đang ngồi sửa đồ cho khách trong không gian chật hẹp và bề bộn của "căn nhà" mặt tiền đường Dương Bá Trạc (Quận 8) chỉ dài...1,2 mét

Chị Bẩy bẽn lẽn nhắc ghế ra vỉa hè, mời khách ngồi.Nở nụ cười, chị Bẩyphân trần: "Chúngồi đây tạm. Khách đến chơi tui cũng cho họ ngồi kiểu này, chứ không biết làm sao.Ngày trước căn nhà này có chiều dài đến 6mét. Năm 2006, nhà nước xây cầu Nguyễn Văn Cừ, nhà bị giải tỏa sâu vào, đập bỏ gần hết,chỉ còn lại một chỏm chút éc,bề dàichỉ hơn 3 tấm gạch bôngnhư bây giờ".

"Năm đó má mất, nhà chật chội, không có chỗ đặt được chiếc quan tài,quá phải làm đám tang cho máchỗ khác. Trước khi chôn cất, gia đình tui phải khiêng hòm đi ngang đây cho má nhìn căn nhà gắn nhiều kỷ niệmlần cuối cùng", chị Bẩy kể.

Chị Bẩy đang sắp xếp lại đồ đạc trong căn nhà đặc biệt của mình

Chị Bẩy nhớ lại: "Hồi giải tỏa, tui quyết giữ phần còn lại ngôi nhà này. Kệ, còn bao nhiêu thì cũng là công sức má tần tảo gầy dựng mới có, nhưng lãnh đạophường 1 họ không chịu, vì diện tích nhỏ quá, không thể nào gọi là nhà. Tui phải làm đơn gửi lên đến Quận 8 mới được chấp thuận.

"Giấy tờ nhà tui có đầy đủ, lúc mới giải tỏa thì họ nói sẽ xem xétcấp giấy chủ quyền phần còn lại, phải đợi đợt mới cấp... Nhưng đến nay chưa thấy... Tôi nghe đâu bâygiờ nhà nướccó quy định mới, nhữngngôi nhà có diện tích túm hụm thế này, sẽkhông cấpchủ quyền", người phụ nữ này than.

"Chồng tui đi làm xa, lâu lâu mới về căn nhà này. Hai đứa con gái lớn rồi, ở trong căn nhà nhỏ xíu này thì bất tiện quá nên tui cho về bên nội ở. Tui bám víu căn nhà này vì nógắn liền quánhiều kỷ niệm của má, không thể bỏ đi được. Nhà nằm ở mặt tiền khá thuận lợi kinh doanh, tui cũng mở tiệm tạp hóa nhỏ, nhận giặt ủi,sửa thêmquần áo cho khách để đắp đổi qua ngày", chị Bẩy cho biết thêm vềhoàn cảnh của mình.

Nhìn từ bên ngoài, căn nhà của chị Bẩy giống mọi căn nhà mặt tiềnkhác trên đường Dương Bá Trạc

Mang tiếng là nhà mặt tiền, nhưng bên trong nóxập xệ, nhếch nháchơn một phòng trọ dành cho sinh viên. Do diện tích căn nhà khá "dị hợm", chiều dài ngắn hơn chiều ngangnên không gian đãrất chật chội, càng trở nên chật hẹp hơn, khó bày trí đồ đạc.

Cái bàn máy may gần như đã chiếm hết diện tích "phòng khách". Trên sàn nhà bề bộnnhững túi vải, đống quần áo. Những vật dụng linh tinh treo lủng lẳngtrên vách tường. "Quầy" hàng tạp hóa gồmtủ thuốc, dây dầu gội, mì gói..của chị Bẩy, cũngphải bày ra vỉa hè.

Tất cả đồ dùngcá nhân khác, chị Bẩy mang hết lên căn gác xép, chất thànhđống.Nhà quá nhỏ,không còn diện tích để xâynhà vệ sinh, khi cầntắm giặt... chị Bẩy đều sang nhà người chị ruột ở gần đó.

Chiều dài ngôinhà "mặt tiền"chỉ vừa vặn chiếc máy may

Rất thíchnấu nướng như bao nhiêu người phụ nữ khác, nhưngkhông có chỗ đặt bếp nên khi muốn ăn món gì, chị Bẩy đều phải ra ngoài."Mười mấy năm nay, tui bị mai một chuyện nấu ăn. Nhà bằng cái lỗ mũi, nấu nướng thì hơi dầu, mỡ bám vào trong quần áohôi hámcả ngày làm sao tui chịu nổi?

"Tui cũng không sắm sửa tủ lạnh, giường tủ làm gì, có chỗđâu mà để?Trên tường chỉ gắn có cái quạt nhỏ mà còn thấy chật.Nhà ở Sài Gòn đắt như vàng, mình có vài mét vuông nhà để chui rachui vào là đã may mắn hơn nhiều người lắm rồi. Giờ đi thuê một phòng nhỏthôi,hàng tháng cũng tốn tiền bạc triệu chứ không ít đâu", chị Bẩy tự an ủi mình.

Chị Bẩy khoe: "Được cái, do số nhà cũ, tui có đồng hồ điện, nước. Xài giá nhà nước, bao nhiêu tính bấy nhiêu nên cũng đỡ mệt, không thì chắc chết".

Khách đến đợi sửa quần áo, lấy đồ giặt ủi phải bắt ghế ngồitrên vỉa hè đợi

Nếu quan sát kỹ, căn nhà nhỏ đặc biệt của chị Bẩy đang bị ngả về phía trước, nứt tường vàmái tôn bị mưadột. Chị Bẩy kể: "Nhà bị nghiêng là hậu quả của việclàm cầu, nền bị chấn động. Vừa rồi nhà bên cạnh xây phòng trọ, làm nứt tường, thợ leo lênmái tôn làm thủng, mưa dột.Nhà tui nhỏ quá nên đâu có dám đi thưa kiện, sợ không ai giải quyết".

Chị Bẩy nói: "Giờ tui cũng muốn sửa căn nhà lại cho khang trang một chút. Muốn sửa cũngphải xin cấp phép xây dựng nhưngsợ không được. Mình đâu có tự ý sửa nhà được. Tui cũng đang dành dụm tiền để chuẩn bị khi nào được cho phép thì sửa ngay".

Chị Bẩy cười, hóm hỉnh: "Ở trong căn nhà nhỏ xíu, vậy mà vui, thoải mái. Suốt 11 năm nay, đêm về đi ngủ tôi đều phải nằm theo chiều ngang. Nằm ngủtheo chiều dọc thì phải co người lại, sáng thức dậy ê ẩm ngườilắm".

Chỉ Bẩy đang khuân đồ ở tầng dướilên gác xép

Clip cận cảnhcăn nhà mặt tiền dài chỉ 1,2 mét của chị Bẩy:

Clip chị Bẩy nói vềcăn nhà mặt tiền"lạ đời" của mình:

Bài, ảnh, clip: Dương Cầm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện cô thợ may và nỗi buồn quan tài không vô được nhà giữa Sài Gòn