Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, việc chuyển đổi toàn bộ mạng Internet, các hệ thống CNTT sang công nghệ mới IPv6 là bắt buộc, đảm bảo cho phát triển bền vững, đem lại nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao.

Chuyển đổi sang công nghệ mới IPv6 đem lại nhiều dịch vụ chất lượng cao

Thu Anh | 08/05/2019, 09:36

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, việc chuyển đổi toàn bộ mạng Internet, các hệ thống CNTT sang công nghệ mới IPv6 là bắt buộc, đảm bảo cho phát triển bền vững, đem lại nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao.

Theo thông tin từ Bộ TT-TT đưa ra tại Hội thảo “Khai trương, chuyển đổi, cung cấp dịch vụ IPv6 trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số” (diễn ra ngày 6.5), tính đến ngày 6.4.2019, tỉ lệ ứng dụng của Việt Nam đã đạt 32,37% với hơn 17 triệu người sử dụng IPv6, vượt kế hoạch năm 2019 (30%).

Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á, thứ 6 châu Á - Thái Bình Dương và thứ 9 thế giới (sau Bỉ, Mỹ, Ấn Độ, Đức, Malaysia, Hy Lạp, Nhật Bản và Đài Loan) về mức độ ứng dụng triển khai IPv6.

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, việc chuyển đổi toàn bộ mạng Internet, các hệ thống CNTT sang công nghệ mới IPv6 là bắt buộc, đảm bảo cho phát triển bền vững, đem lại nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao.

Thứ trưởng cho rằng năm 2019 là năm quan trọng, tập trung thúc đẩy việc triển khai IPv6 đến từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp CNTT trong nước, chung tay đưa IPv6 lan tỏa sâu rộng trên mạng Internet tại Việt Nam và Việt Nam sẽ chính thức chuyển đổi các dịch vụ sang hoạt động với nền tảng IPv6.

Tính đến tháng 4.2019, tỷ lệ truy cập Internet qua IPv6 toàn cầu đạt khoảng 26%, tăng trưởng trung bình 200%/năm. Các doanh nghiệp ISP, di động, nội dung lớn trên thế giới đã đồng loạt triển khai IPv6 và xây dựng kế hoạch tắt dần hệ thống mạng IPv4. Dự báo, đến năm 2020, tỷ lệ IPv6 toàn cầu đạt xấp xỉ 50%, đây cũng là thời điểm IPv4 dần ngừng hoạt động trên Internet toàn cầu.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam đã triển khai rộng rãi việc cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ Internet của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nội dung tại Việt Nam còn thấp, cần được tập trung thúc đẩy. Tính đến hết tháng 4.2019, khối cơ quan Nhà nước có tổng 61 Website hoạt động với IPv6 (chiếm 2,2% trên tổng số Website của cơ quan nhà nước).

Việc tăng tốc, đẩy mạnh triển khai IPv6 trong khối cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số trong thời gian tới không chỉ hoàn thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch triển khai IPv6 trong năm 2019, mà còn góp phần phát triển bền vững mạng Internet Việt Nam nói chung cũng như phát triển hạ tầng CNTT Chính phủ điện tử và dịch vụ công trực tuyến trong thế giới Internet vạn vật.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi sang công nghệ mới IPv6 đem lại nhiều dịch vụ chất lượng cao