Ngày Chuyển đổi số quốc gia sẽ được tổ chức hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số - sự hội tụ của KH-CN, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo

Thu Anh | 23/04/2022, 08:02

Ngày Chuyển đổi số quốc gia sẽ được tổ chức hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10.10)

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10.10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ngày này được tổ chức hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cùng với đó, sẽ nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Theo đó, Bộ TT-TT chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ KH-CN, các bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Bộ TT-TT và điều kiện thực tế của từng bộ ngành, địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm tại bộ ngành, địa phương.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội, hiệp hội trong lĩnh vực TT-TT chỉ đạo các tổ chức thành viên trực thuộc tham gia và tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày Chuyển đổi số quốc gia hằng năm. Các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương thực hiện đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về Ngày Chuyển đổi số quốc gia...

ngay-chuyen-doi-so-quoc-gia-duoc-to-chuc-hang-nam-vao-ngay-10.10.jpg
Ngày Chuyển đổi số quốc gia sẽ được tổ chức hằng năm vào 10.10 - Ảnh: Internet

Chuyển đổi số tạo ra tài nguyên mới

Trước đó, tại Hội nghị cán bộ TP.Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Chuyển đổi số tạo ra không gian mới cho phát triển. Việt Nam năm 2021, kinh tế số mới khoảng 11 - 12%. Không gian tăng trưởng ở đây rất lớn. Mục tiêu về kinh tế số Việt Nam là 20% GDP vào năm 2025, tức là phải tăng trưởng 20 - 25%/năm”.

Như vậy, theo Bộ trưởng Hùng, muốn phát triển thì cần tài nguyên mới. Chuyển đổi số tạo ra một loại tài nguyên mới là dữ liệu. Cùng với đó, bộ trưởng cho biết kinh tế số thì cần hạ tầng số. Đó là hạ tầng viễn thông băng thông rộng, phủ sóng rộng khắp, mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường internet cáp quang. Đó là hạ tầng điện toán đám mây, lưu trữ và xử lý dữ liệu của Việt Nam tại Việt Nam…

“Những năm qua, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển được rất nhiều nền tảng số để giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Các địa phương lựa chọn các nền tảng số phù hợp để giải quyết các vấn đề của mình”, Bộ trưởng TT-TT chia sẻ.

Ngoài ra, bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới việc phát triển phải dựa vào đổi mới sáng tạo, cần bền vững. Trong đó, chuyển đổi số tạo ra 3 xu thế lớn, gồm phi trung gian hóa, phi tập trung hóa và phi vật chất hóa.

Trong đó, phi trung gian hóa thông qua kinh tế nền tảng; điển hình nhất là sàn thương mại điện tử. Phi tập trung hóa thông qua kinh tế chia sẻ, có thể là dịch vụ gọi xe công nghệ, là AirBnB khi dịch vụ khách sạn phân tán ra các hộ gia đình. Phi vật chất hóa là ảo hóa các sản phẩm và dịch vụ vật lý, như sách điện tử, âm nhạc số, mô phỏng thế giới vật lý bằng thực tế ảo…

Đặc biệt, phát triển thì cần bứt phá để thay đổi thứ hạng. Theo người đứng đầu Bộ TT-TT, chuyển đổi số là sự hội tụ của KH-CN, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo của cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển phải huy động được tổng lực cho mũi tấn công chính. Phát triển cần lý luận, đường lối, chiến lược dẫn đường.

Theo đó, lý luận, con đường, chiến lược về chuyển đổi số Việt Nam đã tường minh. Cụ thể, năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 52 về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đầu năm 2021, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 định hướng đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số. Giữa năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược kinh tế số và xã hội số...

Bài liên quan
6 định hướng triển khai chuyển đổi số năm nay
Bộ TT-TT yêu cầu những đơn vị chuyên trách CNTT các bộ ngành, địa phương cần chú trọng triển khai chuyển đổi số dựa trên 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
16 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số - sự hội tụ của KH-CN, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo