Tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc từ Mặt trăng trở về Trái đất vào tháng 12.2020 cùng với 3,8 pound (17,2 kg) đất và đá thu thập được.

Chuyện ít biết các mẫu đất đá Mặt trăng đầu tiên Trung Quốc đưa về Trái đất sau hơn 45 năm

Nhân Hoàng | 27/02/2021, 12:24

Tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc từ Mặt trăng trở về Trái đất vào tháng 12.2020 cùng với 3,8 pound (17,2 kg) đất và đá thu thập được.

Các hình ảnh cho thấy các mẫu nhỏ như hạt bụi đến các khối lớn hơn, cùng các mẫu bên trong một hộp đựng pha lê sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Hộp chứa được thiết kế giống như một bình đựng rượu nghi lễ của Trung Quốc, chứa bụi Mặt trăng trong một quả cầu linh thiêng tượng trưng cho cả Mặt trăng và tàu Thường Nga 5.

dieu-it-biet-ve-mau-dat-da-mat-trang-dau-tien-dua-ve-trai-dat-sau-45-nam.jpg
Trung Quốc chia sẻ cái nhìn về các mẫu đất đá Mặt trăng đầu tiên được đưa về Trái đất sau hơn 45 năm

Thường Nga 5 là sứ mệnh đầu tiên lấy các mẫu vật quay lại Trái đất kể từ khi robot Luna 24 của Liên Xô cũ hạ cánh Mặt trăng vào năm 1976.

Tàu Thường Nga 5 đã cất cánh trên đỉnh tên lửa đẩy Trường Chinh 5 vào tháng 11.2020 từ bãi phóng Văn Xương ở tỉnh Hải Nam. Đây là một bước tiến lớn trong chương trình vũ trụ của Trung Quốc.

dieu-it-biet-ve-mau-dat-da-mat-trang-dau-tien-dua-ve-trai-dat-sau-45-nam123.jpg
Mục tiêu của tàu Thường Nga 5

Tàu Thường Nga 5 nhắm mục tiêu vào một quần thể núi lửa cao 4,265 foot (1.300m) có tên là Mons Rumker ở gần Mặt trăng, một khu vực được gọi là Oceanus Procellarum, tiếng Latinh có nghĩa là Bão Đại dương.

James Head, Giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Brown (Mỹ), cho biết khu vực này “rất bất thường và không giống với nơi chúng tôi hạ cánh trước đây”.

Ông nói thêm: “Nó đặt ra những câu hỏi thực sự quan trọng vì những mẫu vật này thực sự sẽ cho chúng ta biết Mặt trăng có núi lửa hoạt động như thế nào. Đó là dấu hiệu cho thấy gần đây nó đã hoạt động như thế nào về mặt địa chất, một câu hỏi quan trọng trong sự tiến hóa của các hành tinh”.

Tàu Thường Nga đã quay trở lại vào ngày 17.12.2020 với đá và đất Mặt trăng được cất giữ an toàn bên trong và Trung Quốc đã đưa ra cái nhìn chính thức đầu tiên về các kỳ quan vũ trụ.

Tuổi của đất đá sẽ giúp các nhà khoa học lấp đầy một khoảng trống trong kiến ​​thức về lịch sử Mặt trăng từ khoảng 1 tỉ đến 3 tỉ năm trước, Brad Jolliff, Giám đốc Trung tâm McDonnell về Khoa học Không gian tại Đại học Washington ở thành phố St. Louis (Mỹ), cho biết trong một email.

Chúng cũng có thể mang lại manh mối về sự sẵn có của các nguồn tài nguyên hữu ích về kinh tế trên Mặt trăng như hydro và oxy đậm đặc, theo Brad Jolliff.

Những mẫu này sẽ là một kho báu. Tôi ngả mũ kính phục các đồng nghiệp Trung Quốc vì đã thực hiện một sứ mệnh rất khó khăn. Từ việc phân tích các mẫu mang về, khoa học sẽ có được di sản tồn tại trong nhiều, nhiều năm và hy vọng sẽ có sự tham gia của cộng đồng các nhà khoa học quốc tế”, Brad Jolliff cho biết khi tàu Thường Nga 5 quay trở lại Trái đất vào tháng 12.2020.

dieu-it-biet-ve-mau-dat-da-mat-trang-dau-tien-dua-ve-trai-dat-sau-45-nam1.jpg
Các mẫu vật đẹp, có hạt, cùng các khối thủy tinh bazan được hình thành trên bề mặt bởi núi lửa Mặt Trăng

Hình ảnh do Trung Quốc chia sẻ cho thấy các mẫu vật đẹp, có hạt, cùng với các khối thủy tinh bazan được hình thành trên bề mặt bởi núi lửa Mặt Trăng.

Một số đất Mặt trăng được thu thập sẽ trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, theo đài CGTN.

Thùng chứa công phu cao 38,44 cm là dấu hiệu cho thấy khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng 384.400 km. Nó có chiều rộng 22,89 cm, tượng trưng cho khoảng thời gian của sứ mệnh Thường Nga 5 từ khi phóng đến khi hạ cánh là 22,89 ngày.

Pei Zhaoyu, Phó trưởng thiết kế chương trình thám hiểm Mặt trăng giai đoạn 3 của CNSA (Cơ quan vũ trụ quốc gia của Trung Quốc) nói trong cuộc họp báo vào ngày 18.1.2021: “80% mẫu sẽ được sử dụng cho nghiên cứu khoa học. 20% còn lại sẽ được lưu giữ vĩnh viễn”.

CNSA đang nỗ lực để trở thành siêu cường không gian bên cạnh Mỹ và Nga.

CNSA đã đưa tàu đổ bộ đầu tiên khám phá vùng phía xa của Mặt trăng, chia sẻ các bức ảnh từ một phần của hành tinh gần Trái đất nhất mà chúng ta hiếm khi nhìn thấy như một phần của sứ mệnh Thường Nga 4.

Tháng 11.2020, Trung Quốc đã đưa tàu thăm dò không gian Thường Nga 5 lên Mặt trăng để thu thập và mang về các mẫu đất đá nơi đây đầu tiên sau 45 năm. Điều này được thực hiện với sự hợp tác của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, người đã cung cấp thông tin theo dõi cho tàu vũ trụ Trung Quốc.

Thường Nga 6 sẽ là sứ mệnh đầu tiên khám phá cực nam Mặt trăng và dự kiến ​​phóng vào năm 2023 hoặc 2024.

Cơ quan quản lý không gian Trung Quốc cho biết Thường Nga 7 sẽ nghiên cứu bề mặt Mặt trăng, thành phần, môi trường không gian trong sứ mệnh tổng thể, trong khi Thường Nga 8 sẽ tập trung vào phân tích kỹ thuật bề mặt.

Trung Quốc cũng được cho là đang nghiên cứu xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng bằng công nghệ in 3D và gửi một phi hành đoàn trong tương lai lên đó.

Nhiệm vụ số 8 có thể sẽ đặt nền móng cho việc này vì cố gắng xác minh công nghệ dành cho dự án.

CNSA cũng đang xây dựng một trạm vũ trụ quay quanh Trái đất, nơi các phi hành gia Trung Quốc sẽ tiến hành các thí nghiệm khoa học, tương tự như phi hành đoàn của ISS (Trạm vũ trụ Quốc tế).

Bài liên quan
Sau lấy đất Mặt trăng 1,3 tỉ năm tuổi, Trung Quốc tìm sự sống trên sao Hỏa
Một lá cờ Trung Quốc được cắm trên Mặt trăng thể hiện tham vọng của nước này trong không gian.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện ít biết các mẫu đất đá Mặt trăng đầu tiên Trung Quốc đưa về Trái đất sau hơn 45 năm