Kiểm lâm kêu tài xế, lơ xe giám định... để giải cứu gỗ lậu và “ém” không truy cứu hình sự là thêm một lần “giải cứu” nữa. Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, vừa trả lời tố cáo của người dân khẳng định có việc kiểm lâm Tiền Giang giải cứu gần 125 m3 gỗ lậu, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Theo đó, Chi cục Kiểm lâm “ôm” nhiều vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép có khối lượng lớn, phải truy cứu hình sự để phạt hành chính là trái luật. Tuy vậy, trả lời người dân ông Cẩn

Chuyện lạ đời ở Tiền Giang: Kiểm lâm nhiều lần giải cứu gỗ lậu

Một Thế Giới | 13/04/2015, 05:24

Kiểm lâm kêu tài xế, lơ xe giám định... để giải cứu gỗ lậu và “ém” không truy cứu hình sự là thêm một lần “giải cứu” nữa. Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, vừa trả lời tố cáo của người dân khẳng định có việc kiểm lâm Tiền Giang giải cứu gần 125 m3 gỗ lậu, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Theo đó, Chi cục Kiểm lâm “ôm” nhiều vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép có khối lượng lớn, phải truy cứu hình sự để phạt hành chính là trái luật. Tuy vậy, trả lời người dân ông Cẩn

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, vừa trả lời tố cáo của người dân khẳng định có việc kiểm lâm Tiền Giang giải cứu gần 125 m3 gỗ lậu, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Theo đó, Chi cục Kiểm lâm “ôm” nhiều vụ vận chuyển, mua bán gỗ trái phép có khối lượng lớn, phải truy cứu hình sự để phạt hành chính là trái luật. Tuy vậy, trả lời người dân ông Cẩn cho hay không xử kỷ luật kiểm lâm nào vì khi họp kỷ luật, số người biểu quyết không kỷ luật quá bán.

“Phóng sinh” gỗ lậu

Theo kết luận, kiểm lâm Tiền Giang có ít nhất là ba phi vụ “giải cứu” gỗ lậu. Theo đó, gần cuối tháng 11-2013, Công an tỉnh Tiền Giang kiểm tra một xe tải chở 35 m3gỗ nhóm III, IV và xác định không có hồ sơ hợp lệ. Vụ việc bàn cho chi cục kiểm lâm.

Tiếp nhận, ông Nguyễn Thanh Trúc, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, lập biên bản kết luận ông Thuận chở lâm sản trái luật.
Sau đó, ông Trúc mời công an đến kiểm tra số gỗ trên xe và kết luận có 163 hộp gỗ được kiểm tra không đúng với hồ sơ.
Từ đó, ông Trúc mời ba thợ cưa đến giám định và kết luận chỉ khoảng 1/3 lượng gỗ này là gỗ lậu nên tịch thu và phạt chủ gỗ (theo lời khai của tài xế) 40 triệu đồng. Còn lại gần 110 hộp gỗ được “phóng sinh”.
Tuy vậy, Sở NN&PTNT kết luận ba thợ cưa được mời giám định gỗ hóa ra là... tài xế và lơ xe, hoàn toàn mù tịt về gỗ, đồng thời chữ ký trong biên bản “giám định” cũng không phải của họ.
Trước đó, Công an tỉnh Tiền Giang cũng bắt giữ một xe tải chở hơn 37 m3gỗ bằng lăng không hóa đơn, chứng từ.
Nhận hồ sơ từ công an, kiểm lâm Tiền Giang xác định trong số này chỉ có gần 4 m3gỗ lậu nên phạt 40 triệu đồng và trả lại hơn 33 m3gỗ.
Ở “phi vụ giải cứu” lần này, Sở NN&PTNT xác định đội kiểm lâm cơ động lập bảng kê 111 hộp gỗ bằng lăng (kèm quyết định tạm giữ) với hơn 37 m3nhưng những hộp gỗ không có số hiệu đầu lóng là gỗ không hợp pháp.

Gây thiệt hại hàng trăm triệu

Sở NN&PTNT cũng xác định, ngoài hai vụ trên ông Trúc còn tham mưu cho chi cục kiểm lâm “giải cứu” một phi vụ khác.

Theo đó, giữa tháng 6-2013, Công an tỉnh Tiền Giang bắt hai xe chở 42 m3gỗ bằng lăng xẻ hộp.
Nhưng sau ngày bị bắt tài xế mới xuất trình hóa đơn, chứng từ cho số gỗ này và từ đó công an tiếp tục phát hiện thêm nhiều gỗ không nguồn gốc ở cơ sở của Nguyễn Văn Năm (huyện Cai Lậy).
Sau đó, chi cục kiểm lâm được bàn giao hồ sơ với lượng gỗ tạm giữ của cơ sở ông Năm lên đến hơn 66 m3. Dù vậy, ông này khai gỗ này không phải của mình mà ông chỉ xuất hóa đơn khống để hợp thức hóa nguồn gốc.
Tuy nhiên, sau đó kiểm lâm Tiền Giang lại “hô biến” lượng gỗ lậu trên chỉ còn hơn 12 m3và đề nghị UBND tỉnh phạt 75 triệu đồng.
Riêng lượng gỗ còn lại (hơn 54 m3) thì được kiểm lâm “phóng thích” một cách khó hiểu.
Vụ việc được Sở NN&PTNT kết luận: Chi cục kiểm lâm để lọt tội khi xử lý vi phạm, gây thất thu Nhà nước 250 triệu đồng.
Tương tự, trong một “phi vụ” đã nêu phần trên, lượng gỗ vận chuyển, mua bán trái luật đã vượt khung xử phạt hành chính, phải chuyển cho công an truy cứu hình sự nhưng kiểm lâm “ém” lại và phạt hành chính là trái pháp luật.
Ngoài ra, việc “phóng thích” gỗ lậu trong trường hợp này còn thiệt hại cho Nhà nước hơn 77 triệu đồng.

Lọt tội phạm

Theo Nghị định 157/2013, hành vi vận chuyển, mua bán trái phép gỗ thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm từ 20 m3trở xuống sẽ bị xử phạt hành chính. Còn trên mức này sẽ phải xử lý hình sự.

Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cũng khẳng định việc các kiểm lâm “ém” lại xử phạt hành chính mà không truy cứu trách nhiệm hình sự là trái luật. Sai phạm như vậy nhưng điều khó hiểu là việc khắc phục thiệt hại không được đề cập và không kiểm lâm nào bị kỷ luật.

Hoài Anh (Pháp luật TP.HCM)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện lạ đời ở Tiền Giang: Kiểm lâm nhiều lần giải cứu gỗ lậu