Chuyến tàu liên vận quốc tế chở đầy hàng hóa đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Hà Nội.

Chuyến tàu RCEP đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 03/01/2022, 07:40

Chuyến tàu liên vận quốc tế chở đầy hàng hóa đã khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Hà Nội.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, chuyến tàu X9101 chở hơn 800 tấn hàng đã rời Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào lúc 0 giờ 5 phút sáng 1.1.2022 và dự kiến đến Hà Nội sau hành trình dài 28 tiếng. Hàng hóa bao gồm đồ điện tử, nhu yếu phẩm hàng ngày và hóa chất... với giá trị hơn 10 triệu USD.

chuyen-tau-rcep-trung-quoc-viet-nam-16411373123691565016548.jpeg
Hàng hóa được đưa lên tàu vào ngày 31.12.2021 - Ảnh: XINHUA

Đây là chuyến tàu hàng hóa quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc đến các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) sau khi hiệp định có hiệu lực.

RCEP gồm 15 quốc gia thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Vào ngày 1.1.2022, Hiệp định RCEP bắt đầu có hiệu lực. Hiệp định sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỉ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.

Do vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Thậm chí, với hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.

Bài liên quan
Mặt hàng nào của Việt Nam sẽ bán chạy trong RCEP?
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong RCEP sẽ giúp nhiều hàng hóa Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
15 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyến tàu RCEP đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam