Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sẽ ghi nhớ lịch sử khi ông chủ trì cuộc họp thường niên gần 200 quốc gia thành viên tại trụ sở cơ quan Liên Hợp Quốc vào tuần này.

Chuyện WHO tranh giành quyền lực và lời cảnh báo về đại dịch của sử gia Hy Lạp cổ đại

Sơn Vân | 23/05/2022, 09:30

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sẽ ghi nhớ lịch sử khi ông chủ trì cuộc họp thường niên gần 200 quốc gia thành viên tại trụ sở cơ quan Liên Hợp Quốc vào tuần này.

Trong một sách trắng gần đây đưa ra các kế hoạch của mình cho tương lai an ninh y tế toàn cầu, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bắt đầu bằng cách trích dẫn lời nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides, người muốn thế giới học hỏi từ những sai lầm của trận dịch hạch tàn khốc ở Athens năm 430 trước Công nguyên.

Gần hai thiên niên kỷ rưỡi sau và khi COVID-19 đã cướp đi sinh mạng ít nhất 15 triệu người trên toàn cầu, tránh lặp lại những sai lầm chết người trong đại dịch tương lai là chủ đề bất thành văn của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ) tuần này.

Khi các đại biểu gặp nhau, COVID-19 vẫn hoành hành. Các quốc gia đang phân cực hơn bao giờ hết về cách tốt nhất để chống lại cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất thế giới trong một thế kỷ qua. Các nỗ lực tiêm vắc xin COVID-19 trên thế giới vẫn chưa hoàn thành.

who-tranh-gianh-quyen-luc-va-loi-canh-bao-ve-dai-dich-cua-su-gia-hy-lap-co-dai.jpg
who-tranh-gianh-quyen-luc-va-loi-canh-bao-ve-dai-dich-cua-su-gia-hy-lap-co-dai2.jpg
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước WHA lần thứ 75 tại Liên Hợp Quốc ở Geneva ngày 22.5

Vai trò của WHO trong việc giúp thế giới ngăn chặn đại dịch chết người này và hướng dẫn vượt qua đợt bùng dịch phát tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Sách trắng của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, sẽ được thảo luận tại hội nghị, hình dung tương lai với một WHO được củng cố  như trung tâm sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Các phần trong kế hoạch của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã được những người theo dõi WHO coi là cuộc tranh giành quyền lực, bao gồm cả đề xuất thành lập một hội đồng cấp cứu y tế toàn cầu "có liên hệ và liên kết với" WHO. Thay vì vậy, các chuyên gia bên ngoài đã đề xuất rằng bất kỳ cơ quan nào thuộc loại này nên độc lập và ở cấp độ hàng đầu thế giới.

Một đề xuất thay thế của G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn) cho quỹ đại dịch lên tới 50 tỉ USD ban đầu được coi là đối thủ tiềm tàng của WHO, tổ chức có quyền giải ngân tiền thông qua cơ chế khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh bùng phát.

WHO đang tìm cách đóng vai trò nào đó trong quỹ được G20 đề xuất, có thể thông qua một ghế trong hội đồng quản trị, nghĩa là về mặt lý thuyết, họ có thể cùng tồn tại.

Cách đây 1 tháng, các nước G20 đã tạm thời đồng ý thành lập một quỹ toàn cầu để chuẩn bị cho đại dịch, có khả năng sẽ được đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB).

Mỹ và Indonesia đã thúc đẩy việc thành lập một quỹ như vậy để giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các đại dịch trong tương lai, nhưng những nước khác lo ngại quỹ có thể làm suy yếu WHO hoặc các cơ chế y tế toàn cầu khác.

Tuy nhiên tuyên bố của Indonesia, chủ tịch G20, đưa ra sau cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính ở Washington xác nhận rằng G20 đã "đạt được đồng thuận" về việc thành lập một quỹ mới để giải quyết cái mà họ gọi là thiếu hụt tài chính cho việc chuẩn bị, hành động, phòng chống đại dịch.

Indonesia cho biết lựa chọn hiệu quả nhất sẽ là một quỹ trung gian tài chính đặt tại WB và mục đích là hoàn thiện các chi tiết trước cuộc họp của các bộ trưởng y tế G20 vào tháng 6.2022.

WHO và WB ước tính kinh phí hàng năm chuẩn bị cho đại dịch là 10,5 tỉ USD và bất kỳ quỹ chuẩn bị nào cần được tài trợ trong vòng 5 năm, đề xuất mức 50 tỉ USD.

Song không có thông tin chi tiết nào từ G20 về quy mô của quỹ trung gian tài chính mới (FIF) hoặc về vai trò của WHO.

Trong các khuyến nghị của mình với G20, WHO cho biết điều quan trọng là quỹ không làm suy yếu các nguồn tài trợ y tế công cộng khác, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc WHO có vai trò ra quyết định trong quỹ.

Chủ tịch WB - David Malpass cho biết có "sự hỗ trợ ngày càng tăng" cho quỹ và cơ quan này sẽ làm việc với WHO cúng các đối tác khác để thành lập quỹ.

Kết quả lớn nhất từ ​​ phiên họp WHA được kỳ vọng là thỏa thuận tài trợ được coi là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của WHO, với một thỏa thuận được thiết lập để các thành viên thông qua sẽ giúp cắt giảm sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp có điều kiện ràng buộc.

WHO hiện được tài trợ chủ yếu bởi các khoản đóng góp tự nguyện từ các chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân. Đây là điều mà WHO và các hội đồng chuyên gia độc lập cho là không bền vững do cơ quan Liên Hiệp Quốc phải đối mặt với những thách thức mới, bao gồm nguy cơ cao hơn về đại dịch cũng như các vấn đề sức khỏe khác từ việc cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ đến bệnh Ebola.

Một thỏa thuận sẽ tăng các khoản phí bắt buộc với các quốc gia thành viên và giảm sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp - miễn là WHO thực hiện những thay đổi cần thiết để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch - có thể sẽ được thông qua.

Theo các nhà quan sát, đây là một bước quan trọng đầu tiên trong việc đưa thế giới đến một nơi tốt đẹp hơn trước những mối đe dọa mới. Thế nhưng, nhiều việc cần phải làm.

Carolyn Reynolds, người sáng lập Pandemic Action Network (Mạng lưới Hành động trong Đại dịch), nhận xét: “Việc củng cố WHO là cần thiết nhưng không đủ để ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với một đại dịch khác”.

Helen Clark, đồng Chủ tịch Independent Panel on Pandemic Preparedness and Response (Ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch), cơ quan do WHO thành lập để xem xét phản ứng toàn cầu đối với COVID-19, cho biết: “Tất cả đều là tay lái”.

Helen Clark, cựu Thủ tướng New Zealand, không chỉ muốn WHO mà cả thế giới rút ra bài học của mình nhanh chóng.

Những cảnh báo mà nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides nhìn thấy ở Athens vẫn còn vang vọng đến ngày nay, với COVID-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu và đặt ra những điểm yếu trong hệ thống chính trị.

Tuần trước, Independent Panel on Pandemic Preparedness and Response đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng bất chấp một số tiến bộ, thế giới vẫn chưa chuẩn bị tốt hơn cho các mối đe dọa sức khỏe mới so với thời điểm vi rút SARS-CoV-2 xuất hiện vào năm 2019, thậm chí có thể còn tồi tệ hơn ở một số nơi do hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra.

Báo cáo lập luận rằng cải cách là cấp bách. Thế giới cần cả một WHO được củng cố và sự chuẩn bị tốt hơn trên toàn thế giới.

Lawrence Gostin, giáo sư tại Trường Luật Georgetown ở Washington (Mỹ) - người theo sát WHO, cho biết cơ quan này có cơ hội để khẳng định lại chính mình sau một vài năm khó khăn.

Ông nói: “Sẽ không bao giờ giống nhà lãnh đạo y tế toàn cầu vô song, duy nhất trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến thứ Hai, nhưng tôi nghĩ rằng họ có thể lấy lại tầm vóc và uy quyền trong đống tro tàn của đại dịch này”.

Bầu lại Tedros Adhanom Ghebreyesus làm Tổng giám đốc WHO

Tổng giám đốc người Ethiopia của WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus chắc chắn sẽ được bầu lại thông qua một cuộc bỏ phiếu kín vào ngày 24.5 ở phiên họp WHA, sau khi vượt qua những chỉ trích từ chính phủ quê hương ông và một cuộc khủng hoảng năm ngoái sau các báo cáo lạm dụng tình dục chống lại nhân viên WHO ở Congo.

Bài liên quan
Triều Tiên tin tưởng tự vượt qua khủng hoảng COVID-19, WHO lo xuất hiện các biến thể mới
Triều Tiên ghi nhận thêm 232.880 trường hợp sốt mới và 6 người tử vong khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un cáo buộc các quan chức "chưa trưởng thành" và "buông lỏng" trong việc xử lý sớm ổ dịch COVID-19 đang hoành hành khắp quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện WHO tranh giành quyền lực và lời cảnh báo về đại dịch của sử gia Hy Lạp cổ đại