Dù mới 20 tuổi nhưng H. đã mang trên người một khối u nhầy nhĩ phải có kích thước lên đến 100x95x55mm. Đây là khối u nhầy lớn nhất thế giới được công bố.

Cô gái trẻ ở TP.HCM mang khối u nhầy lớn nhất thế giới

Hồ Quang | 29/08/2022, 19:00

Dù mới 20 tuổi nhưng H. đã mang trên người một khối u nhầy nhĩ phải có kích thước lên đến 100x95x55mm. Đây là khối u nhầy lớn nhất thế giới được công bố.

Chiều 29.8, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa phẫu thuật thành công lấy ra một khối u nhầy nhĩ phải có kích thước lên đến 100x95x55mm của một cô gái trẻ 20 tuổi.

ThS.BS Nguyễn Doãn Thái Hưng - Phụ trách khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, đây là khối u nhầy khổng lồ lớn nhất thế giới được công bố.

“Theo các báo cáo được công bố trong nước thì đây là ca bệnh u nhầy nhĩ phải có kích thước lớn nhất từng được điều trị thành công. Với kích thước 100x95x55mm, đây có thể là một trong những khối u nhầy có kích thước lớn nhất được công bố trên thế giới (khối u nhầy được công bố lớn nhất có kích thước 100x60x80mm do tác giả Nina công bố năm 2012)”, bác sĩ Hưng nói.

phat-hien-khoi-u-nhay-co-gai-tre-o-sai-gon-co-kich-thuoc-lon-nhat-the-gioi-hinh-anh-1(1).png
Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy khối u nhầy nhĩ phải của nữ bệnh nhân H.M.A.H. (20 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) có kích thước lên đến 100x95x55mm - Ảnh: C.M

Cô gái trẻ mang khối u nhầy nhĩ phải lớn nhất thế giới này là H.M.A.H. (20 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM). Theo người nhà của H., vào cuối tháng 7, nữ bệnh nhân xuất hiện khó thở liên quan đến gắng sức, tăng dần, mệt nhiều kèm theo phù hai chân, vàng da. Gia đình đưa cô đến khám tại bệnh viện quận thì được các bác sĩ chẩn đoán u nhầy nhĩ phải nên chuyển qua Bệnh viện Quân y 175.

Bác sĩ Hưng cho biết, nữ bệnh nhân này chuyển đến bệnh viện trong tình trạng suy tim phải nặng, tổn thương gan, có biểu hiện khó thở tăng dần, nôn ói nhiều. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định u (qua siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy – MSCT) và các xét nghiệm cận lâm sàng khác tầm soát loại trừ huyết khối, các nguyên nhân ác tính thứ phát.

Quá trình chẩn đoán đã phát hiện thêm tổn thương lao đa cơ quan (phổi, ruột) đang tiến triển. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được hội chẩn, quyết định điều trị tổn thương lao 2 tuần và phẫu thuật sớm có trì hoãn.

“Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực tổn thương lao đa cơ quan, ngày 25.8, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ thực hiện phẫu thuật loại trừ khối u và sửa chữa các thương tổn do u gây ra trên tim. Do tim rất lớn nên kíp mổ lựa chọn kỹ thuật mổ kinh điển qua đường chẻ dọc giữa xương ức, lấy được khối u có kích thước 100x95x55mm”, bác sĩ Hưng cho biết thêm.

phat-hien-khoi-u-nhay-co-gai-tre-o-sai-gon-co-kich-thuoc-lon-nhat-the-gioi-hinh-anh.png
Sau phẫu thuật lấy khối nhầy nhĩ phải, hiện bệnh nhân đang điều trị phục hồi tại khoa Phẫu thuật tim mạch với kết quả khả quan - Ảnh: C.M

Theo bác sĩ Hưng, sau 15 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã rút ống nội khí quản và hiện đang điều trị phục hồi tại khoa Phẫu thuật tim mạch với kết quả khả quan.

“Đây là ca u nhầy nhĩ phải thứ 2 được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 175. Trước đó, ca u nhầy nhĩ phải được phẫu thuật vào tháng 5.2021 có kích thước 95x70x68mm, là anh trai nữ bệnh nhân trên”, bác sĩ Hưng nói.

Các chuyên gia y tế cho biết, u nhầy (Myxoma) là loại u nguyên phát ở tim thường gặp nhất, cũng chỉ chiếm tỉ lệ 0.0017% trong dân số chung. U nhầy phát triển từ các tế bào trung mô của lớp nội tâm mạc, là loại u lành tính. Vị trí gặp có thể ở nhĩ trái hoặc nhĩ phải, u nhầy nhĩ trái chiếm 80-85%, trong khi u nhầy ở nhĩ phải chỉ chiếm 15-20%, nữ giới chiếm 70% và thường gặp ở độ tuổi từ 30-60 tuổi. Có thể thấy, u nhầy nhĩ phải rất hiếm gặp, rất ít báo cáo trong nước cũng như thế giới đề cập đến chủ đề này.

Kích thước u nhầy thay đổi từ 1-15cm, cân nặng từ 15-180g, các u được gọi là lớn khi có đường kính >5cm. U nhầy nhỏ thường ít khi gây triệu chứng, bệnh nhân thường chỉ tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe, trong khi các u lớn sẽ gây các cản trở dòng chảy về nhĩ phải, thương tổn cấu trúc van ba lá, thậm chí tổn thương các cơ quan khác như gan, hay vỡ u gây thuyên tắc phổi. Do vậy, cần phải được phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện. Tỷ lệ tái phát khoảng 1%.

“Việc chẩn đoán sớm u nhầy khó thực hiện do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và đến muộn. Chẩn đoán xác định không khó bởi sự phát triển đồng bộ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện có. Điều trị cắt u bằng phẫu thuật nên được thực hiện sớm ngay khi phát hiện, và là giải pháp điều trị hiệu quả, tỉ lệ tái phát thấp”, bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Bài liên quan
Giám đốc Sở ATTP TP.HCM: 'Phụ huynh phát hiện bữa ăn học sinh không an toàn hãy báo cho Sở'
Các phụ huynh khi phát hiện bữa ăn của học sinh ở trường không được an toàn, thay vì đưa thông tin, hình ảnh đó lên mạng xã hội thì hãy báo cho Sở An toàn thực phẩm để kiểm tra, xử lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô gái trẻ ở TP.HCM mang khối u nhầy lớn nhất thế giới