Theo nguồn tin từ một viên chức Liên Hợp Quốc, Myanmar đang tiến hành "thanh lọc sắc tộc" đối với người Hồi giáo Rohingya.

Có hay không việc Myanmar 'thanh lọc sắc tộc' với người Hồi giáo?

Kiều Giang | 25/11/2016, 21:13

Theo nguồn tin từ một viên chức Liên Hợp Quốc, Myanmar đang tiến hành "thanh lọc sắc tộc" đối với người Hồi giáo Rohingya.

Trong báo cáo của Liên Hợp Quốc ngày 25.11, quân đội Myanmar đã nã súng vào dân làng khi họ đang cố gắng trốn thoát sang Bangladesh.

Hàng ngàn người dân Myanmar tuyệt vọng đã cố vượt biên sang Bangladesh trong vài ngày qua, kèm theo là những câu chuyện kinh hoàng về các vụ hãm hiếp, tra tấn, giết hại có hệ thống do quân đội Myanmar thực hiện nhắm vào họ.

Ông John McKissick, người đứng đầu Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại thị trấn biên giới Bazar Cox của Bangladesh cho biết "quân đội Myanmar đã nã súng, giết người, thậm chí là giết chết nhiều trẻ em, cưỡng hiếp phụ nữ, đốt và cướp bóc nhà cửa, buộc nhiều người phải vượt sông qua Bangladesh".

Phía Bangladesh đã từ chối lời kêu gọi quốc tế khẩn cấp về việc cho phép hàng ngàn người dân đang mắc kẹt tại biên giới tiến vào nước này. Thay vào đó, họ lại kêu gọi Myanmar hãy làm nhiều hơn để ngăn chặn dòng người bỏ trốn.

"Thật khó cho chính phủ Bangladesh vì nếu họ mở cửa biên giới sẽ là hành động khuyến khích Myanmar tiếp tục thực hiện những hành động tàn bạo để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của họ là thanh trừng sắc tộc chống lại người Hồi giáo ở Myanmar", ông McKissick nói.

Ông Mohammad, một người tị nạn 50 tuổi nói với AFB rằng: "Họ (quân đội Myanmar) đã cướp mất hai đứa con trai của tôi, một đứa 9 tuổi và một đứa 12 tuổi. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với bọn trẻ. Họ đã bắt phụ nữ và nhốt vào phòng. Có đến 50 phụ nữ và trẻ em của làng chúng tôi bị tra tấn và hãm hiếp".

Tuy nhiên chính quyền mới của Myanmar, được lãnh đạo bởi bàAung San Suu Kyi, đã bác bỏ các cáo buộc "thanh lọc sắc tộc" chống người Hồi giáo Rohingya. Nhưng chính quyền Myanmar lại hạn chế cho người nước ngoài đến bang Rakhine xác minh tình hình.

Liên Hợp Quốc ước tính rằng có đến 150.000 Myanmar đang trong tình trạng "dễ bị tổn thương" và không nhận được bất kỳ sự viện trợ nào trong một tháng qua. Trong số đó, khoảng 3.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong cao.

Giang Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có hay không việc Myanmar 'thanh lọc sắc tộc' với người Hồi giáo?