Tập đoàn bất động sản Evergrande (Hằng Đại) của Trung Quốc đang nợ hơn 300 tỉ USD, tương đương 2% GDP của nước này và tuần qua đã không thể trả lãi cho các nhà đầu tư vào tập đoàn. Hiện tại, các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh vẫn đang đau đầu tìm thuốc chữa cho tập đoàn.

Khủng hoảng Evergrande, nỗi đau đầu của Trung Quốc

Quỳnh Yên | 03/10/2021, 13:06

Tập đoàn bất động sản Evergrande (Hằng Đại) của Trung Quốc đang nợ hơn 300 tỉ USD, tương đương 2% GDP của nước này và tuần qua đã không thể trả lãi cho các nhà đầu tư vào tập đoàn. Hiện tại, các nhà làm chính sách ở Bắc Kinh vẫn đang đau đầu tìm thuốc chữa cho tập đoàn.

Khủng hoảng của tập đoàn khiến các nhà phân tích trên thị trường toàn cầu lo sợ một sự sụp đổ ở Trung Quốc với quy mô như những gì xảy ra sau vụ sụp đổ ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở Mỹ năm 2008.

Mô hình tăng trưởng nhanh, dựa trên vay nợ của Hằng Đại trong những năm bùng nổ đô thị hóa ở Trung Quốc giúp tập đoàn trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc và biến Xu Jiayin, người sáng lập tập đoàn, thành doanh nhân giàu nhất Trung Quốc. Các thành phố trung quốc mọc đầy những tòa nhà căn hộ cao tầng của Hằng Đại, mà nhiều trong số đó là những đầu tư chớp thời cơ của các thành viên tầng lớp trung lưu đang lên trong những năm gần đây.

Tuy vậy, sự bùng nổ của Hằng Đại cuối cùng lại phơi bày những nguy cơ của cách làm theo kiểu Trung Quốc, bao gồm hệ thống tài chính thiếu minh bạch cho phép những công ty như Hằng Đại vay nợ và tăng trưởng liên tục nhưng cũng vướng cáo buộc tham nhũng và tích tụ nợ nần.

Xu bay khắp thế giới trên những chiếc máy bay phản lực riêng, dự các hội nghị với thắt lung Hermes, và nghe nói hủy đơn đặt hàng mua chiếc du thuyền 100 triệu USD vì thấy nó quá tầm thường. Nhưng cái bong bóng của chính ông ta và của tập đoàn Hằng Đại có vẻ sắp nổ giữa sự chựng lại của thị trường bất động sản và chiến dịch sửa sai chính trị của chính phủ Trung Quốc vốn đã bắt đầu hãm lại việc cho vay với các nhà phát triển bất động sản quá dựa vào đòn bẩy tài chính như Xu.

244320764_636001324204607_8888540109135453332_n.jpg
Trụ sở của Tập đoàn Hằng Đại - Ảnh: Forbes

Bây giờ, Hằng Đại thấy mình bị kẹt trong tầm ngắm của một cuộc vận động rộng lớn hơn do Tập Cận Bình phát động mà một số nhà bình luận mô tả như một bước ngoặt qua “phía tả” chống lại những năng lượng của thời Vàng son đã đưa đến sự tăng trưởng của Trung Quốc trong những thập niên qua. Những nhà bình luận theo chủ nghĩa dân tộc muốn thấy Hằng Đại được để cho phá sản tan tành như một câu chuyện cảnh báo về sự tham lam vô độ của một nhúm ưu tú nhiều quyền lực bây giờ không còn được Bắc Kinh chiều chuộng nữa.

Tờ New York Times của Mỹ cho rằng “cuộc khủng hoảng của Hằng Đại đang thử thách quyết tâm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nỗ lực cải cách khi họ vạch ra phương hướng mới cho nền kinh tế nước này”. Nếu họ cứu Hằng Đại thì có nguy cơ gửi đi thông điệp rằng có những công ty quá lớn để thất bại. Nếu họ không cứu thì 1,6 triệu người mua nhà đang chờ đợi bàn giao những căn hộ chưa hoàn thiện và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ, người cho vay và các ngân hàng có thể phải mất tiền.

Thế nhưng, cho đến những tuần gần đây, với nhiều người ngoài, không phải người Trung Quốc, câu chuyện của Hằng Đại không phải là về thành bại của một đế quốc bất động sản mà của một đội bóng đá.

Trong thập niên qua, câu lạc bộ bóng đá Hằng Đại Quảng Châu có thể nói là câu lạc bộ thành công nhất châu Á, đoạt tới 8 danh hiệu vô địch Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc và 2 lần vô địch Liên đoàn các nhà vô địch châu Á – giải đấu uy tín nhất lục địa – vào các năm 2013 và 2015. Đặt căn cứ tại thành phố miền nam không xa biên giới với Hồng Kông và được đế quốc bất động sản của Xu tài trợ, câu lạc bộ này là đứa con cưng của bóng đá Trung Quốc và là bằng chứng cho tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.

Ông Tặp lên nắm quyền vào năm 2013 và không che giấu sự quan tâm của ông ta tới việc thúc đẩy cơ may của Trung Quốc như một cường quốc bóng đá sau hàng thập niên chịu thất bại nhục nhã trước các đối thủ khu vực là Nhật và Hàn Quốc. Để lấy lòng, những lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Xu, vốn có cổ phần trong liên đoàn bóng đá Trung Quốc, đã bỏ ra hàng đống tiền để nâng vị thế đội bóng của mình trên trường quốc tế.

Trong nhiều năm, đội bóng Hằng Đại Quảng Châu và một "nhúm" đội bóng đối thủ của Trung Quốc vốn cũng được sở hữu bởi các đại gia bất động sản đã chi cho các cầu thủ số tiền còn lớn hơn cả các đội bóng nổi tiếng hơn nhiều ở phương Tây. Một loạt các ngôi sao hàng đầu, nhiều người từ Nam Mỹ, đã bỏ qua sự nghiệp đầy hứa hẹn ở châu Âu để tìm sự giàu có ở Trung Quốc. Hằng Đại Quảng Châu là là minh họa sinh động nhất cho giai đoạn này - chiến thắng năm 2015 của nó ở giải Liên đoàn vô địch châu Á đánh dấu một thứ đỉnh cao – và có lúc nó được định giá tới 1 tỉ USD.

Nhưng thành công của nó là không bền vững và chính phủ Trung Quốc, nhận ra làn sóng những cầu thủ nước ngoài được trả lương hậu hĩnh chẳng giúp được gì mấy cho việc tăng cường sức mạnh của đội bóng quốc gia, đã bắt đầu từ từ chuyển hướng.

“Chiều hướng chính trị chủ đạo có thể thay đổi bất cứ lúc nào, dẫn đến chấm dứt sự ủng hộ tài chính và ủng hộ của chính phủ”, tạp chí Foreign Policy (Chính sách Ngoại giao) đã đưa ra nhận xét như vậy ngay từ năm 2018. Bây giờ, tình trạng của đội bóng Hằng Đại là hình ảnh của sự suy thoái rộng lớn hơn của chính Hằng Đại. Cả Xu và Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Alibaba, người mua 50% cổ phần đội bóng này vào năm 2014, dường như là những kẻ không được chào đón ở Trung Quốc. Bản thân đội bóng cũng đã được đặt tên lại là Đội Quảng Châu (Guangzhou F.C.) như là một phần trong yêu cầu của nhà chức trách là dùng những cái tên trung tính và tách bóng đá Trung Quốc khỏi những ông chủ đại gia quá quắt và phô trương. Không có gì đáng ngạc nhiên khả năng cạnh tranh của đội bóng ở tầm lục địa đã sụt giảm.

“Chi tiêu của Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc cao gấp khoảng 10 lần Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc và gấp khoảng 3 lần Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản nhưng đội bóng quốc gia của chúng ta vẫn tụt hậu xa”, chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc Chen Xuyuan nói với Tân Hoa Xã. “Bong bóng không chỉ tác động tới bóng đá Trung Quốc hiện tại mà cả tương lai nữa”.

Đôi Quảng Châu đã chia tay với huấn luyện viên Fabio Cannavaro, cựu hậu vệ của đội Ý từng vô địch World Cup. Có người gợi ý rằng chính quyền tỉnh có thể nắm quyền sở hữu một phần đội bóng. Nó thậm chí có thể bị giải thể, theo Bloomberg News.

Có điều lạ là công trình xây dựng sân vận động lớn có sức chứa 100.000 chỗ ngồi cho Đội bóng Quảng Châu do Hằng Đại thực hiện vẫn đang tiếp tục bất chấp khó khăn tài chính của tập đón. Dự án xây dựng sân vận động riêng cho bóng đá có thể là lớn nhất thế giới này được khởi công từ tháng 4.2020 với chi phí có thể lên đến 2 tỉ USD.

“Cả thế giới đang nhìn vào đấy”, chủ một cửa tiệm nhỏ kế công trường xâ dựng nói. “Làm sao mà không xây dựng một sân bóng đá lớn nhất thế giới được? Nó không thể trở thành một công trình lãng phí. Chính phủ sẽ không để cho điều ấy xảy ra đâu”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng hoảng Evergrande, nỗi đau đầu của Trung Quốc