Ngày 1.7, một ngày sau khi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), công ty con của Tập đoàn Formosa Plastics, Đài Loan chấp nhận bồi thường 500 triệu USD cho Việt Nam vì gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, cổ phiếu của công ty mẹ tại Đài Loan lại tăng giá.

Cổ phiếu Formosa tại Đài Loan tăng sau khi chấp nhận bồi thường cho Việt Nam

Hà Ngọc Bách | 02/07/2016, 14:05

Ngày 1.7, một ngày sau khi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), công ty con của Tập đoàn Formosa Plastics, Đài Loan chấp nhận bồi thường 500 triệu USD cho Việt Nam vì gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, cổ phiếu của công ty mẹ tại Đài Loan lại tăng giá.

Theo đó, cổ phiếu của công ty Formosa Plastics Corp, công ty chính cấu thành tập đoànFormosa Plastics đã tăng 1,29% trong phiên giao dịch ngày 1.7 lên mức 78,8 Đài tệ một cổ phần.

Trước đó, ngày 30.6 chính quyền Việt Nam đã đưa ra kết luận cuối cùng về thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hồi tháng 4 vừa qua khiến hàng trăm tấn cá bị chết hàng loạt vì nhiễm độc. Theo đó Việt Nam xác định FHS là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường trên.

Đại diện của công ty này chấp nhận kết quả kết luận điều tra của Việt Nam, xin lỗi nhân dân Việt Nam và Đài Loan về thảm họa do họ gây ra, đồng thời tuyên bố sẽ bồi thường xử lý ô nhiễm 500 triệu USD người dân Việt Nam, cũng như cam kết thay đổi công nghệ để thảm họa môi trường tương tự không xảy ra.

Ngay lập tức, Đài Loan đã chỉ đạo cơ quan đại diện ở Việt Nam của hòn đảo này chủ động phối hợp giải quyết sự cố cá chết hàng loạt do công ty Formosa gây ra ở miền Trung Việt Nam.

"Đài Loan trước sau luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước sở tại, dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh Đài Loan, thậm chí ảnh hưởng quan hệ ngoại giao", thông tấn xã Đài Loan CNA dẫn lời cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết hôm 30.6.

Cơ quan ngoại giao Đài Loan nói rằng vụ Formosa xả thải gây thảm họa môi trường ở miền Trung Việt Nam là "sự kiện riêng lẻ", đồng thời đề nghị Việt Nam có biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đài Loan cũng như an toàn về tài sản và con người.

Hồi giữa tháng 6 trước khi Việt Nam chính thức công bố kết quả điều tra, các nghị sĩ Đài Loan đã kêu gọi chính quyền của hòn đảo này vào cuộc điều tra và nhấn mạnh việc cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam có thể gây nguy hại cho chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực Đông Nam Á của Đài Loan.

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6.4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.

FHS là một liên doanh mà Formosa Plastics Group giữ 70% cổ phần, China Steel Corp, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, và JFE Steel Corp của Nhật Bản, sở hữu lần lượt 20% và 5% cổ phần.

Thiên Hà (theo Focus Taiwan)

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phiếu Formosa tại Đài Loan tăng sau khi chấp nhận bồi thường cho Việt Nam