Tôi đập mạnh cái bát xuống bàn, mặc cho thức ăn văng ra xung quanh, rồi nhìn cô con gái 3 tuổi đang nước mắt ngắn nước mắt dài, mồm vẫn còn ngậm cơm, trong lòng tràn đầy bất lực. Trong cơn tức đến đỉnh điểm, tôi giơ tay lên định phát vào mông con mấy cái. Đòn đánh chưa được nửa đường đã khựng lại. Chẳng thể nỡ đánh con như thế, nước mắt tôi trào ra. Cuối cùng, cả mẹ cả con cùng òa lên khóc.

‘Con biếng ăn vợ đừng buồn, chuyện nhỏ đó có chồng lo’

Bài PR theo HĐQC | 07/08/2019, 08:00

Tôi đập mạnh cái bát xuống bàn, mặc cho thức ăn văng ra xung quanh, rồi nhìn cô con gái 3 tuổi đang nước mắt ngắn nước mắt dài, mồm vẫn còn ngậm cơm, trong lòng tràn đầy bất lực. Trong cơn tức đến đỉnh điểm, tôi giơ tay lên định phát vào mông con mấy cái. Đòn đánh chưa được nửa đường đã khựng lại. Chẳng thể nỡ đánh con như thế, nước mắt tôi trào ra. Cuối cùng, cả mẹ cả con cùng òa lên khóc.

Trẻ biếng ăn khiến mẹ khổ sở như thế nào?

Từ khi được làm mẹ đến giờ, trong muôn vàn nỗi vất vả, đối với tôi, không có nỗi nào cực nhọc bằng việc cho con ăn. Mẹ nào có con biếng ăn hẳn cũng sẽ đều hiểu cái cảm giác lo lắngkhi con mình cứ bỏ bữa, rồi thiếu dinh dưỡng mà nhỏ bé hơn các bạn cùng trang lứa. Đấy là còn chưa kể đến chuyện vì lười ăn mà con cứ ốm vặt triền miên.Mỗi bữa ăn kéo dài lê thê, cảm tưởng như hết nguyên cả một buổi trưa hay một buổi tối.

Lúc trước, việc cho con ăn cũng chẳng mấy khó khăn như bây giờ. Cùng lắm chỉ cần bật cái điện thoại hay TV lên, mở hoạt hình cho con xem là con bắt đầu ngoan ngoãn chịu nuốt hết thức ăn trong miệng. Mỗi bữa ăn cực nhọc nhưng cũng gọi là khẩn trương, con cứ nhất định phải có người xúc cho mới chịu ăn, không thì cứ ngây ra xem TV mà để bát cơm đấy. Tôi cũng đành chịu, đến bữa cho con ăn là hai vợ chồng cứ đủn đẩy nhau. Cứ khi nào lười ăn quá, mẹ dọa cho phát sợ thì con lại chạy sang bố, và ngược lại. Thí dỗ mãi rồi cũng hết bát cơm.

Gần 4 tuổi mà con vẫn không tự giác trong chuyện ăn uống, hai vợ chồng lại bận công việc, chúng tôi thống nhất đưa con đi mẫu giáo. Những tưởng rằng con mình sẽ bắt đầu giống “con nhà người ta”, sau khi đi mẫu giáo sẽ được rèn luyện, biết tự xúc lấy ăn, lại ngoan ngoãn hơn. Ai ngờ, từ sau khi đi mẫu giáo con lại càng lười ăn và bướng bỉnh. Mới đầu ai cũng nghĩ là trẻ thay đổi môi trường, còn chưa quen, dần dần sẽ thích nghi. Nhưng thời gian lâu sau, con vẫn cứ như thế, thậm chí còn có biểu hiện “chống đối” hơn. Chẳng những không đểcho mẹ đút thức ăn, lại còn ngậm thức ăn rất lâu trong miệng, có lúc còn nhè thức ăn ra, hay giả vờ nôn ọe. Cả hai vợ chồng dọa dẫm nịnh nọt đủ kiểu, con vẫn… trơ ra.

Quá chán nản, mỗi bữa ăn chồng tôi đều kiếm cớ bận công việc để trốn đi chỗ khác. Chỉ còn lại mình tôi, cô con gái 3 tuổi cùng với bát cơm vật lộn gần 1 tiếng đồng hồ vẫn còn đầy nguyên. Có những hôm bữa ăn kéo dài từ 6 giờ hơn đến tận 9 giờ tối. Mỗi buổi tối hết cho con tắm, rồi lại cho con ăn, sau đó là cho con ngủ. Sau 1 ngày làm việc 8 tiếng ở công ty, đến tối về với gia đình lại tiếp tục bận tối mặt tối mũi. Thường xuyên phải đến hơn 11 giờtôi mới có thời gian riêng cho sinh hoạt cá nhân. Nằm trên giường mệt nhoài, mỗi ngày lặp lại đều đặn và liên tục như vậy, tôi dần dần trở nên kiệt sức và bắt đầu không thể giữ nổi sự bình tĩnh…

Mẹ ép con ăn khiến con khổ sở như thế nào?
Chính trong lúc cả hai mẹ con cùng òa lên khóc thì chồng tôi lại từ bên ngoài về đến nhà. Trông thấy cảnh tượng này, mới đầu anh phì cười, sau đó bị tôi liếc xéo cho một cái lại bắt đầu tỏ vẻ thông cảm. Tôi vội vã chùi hết nước mắt, lúc này con gái tôi cũng bắt đầu nín dần.

- Đấy, anh cho cô con gái rượu nhà anh ăn hết bát cơm đi. Hôm nay em đau đầu quá. Em đi nghỉ đây.

Tôi vùng vằng bỏ mâm cơm đấy rồi bảo chồng, sau đó vào phòng ngủ, ngã vật ra giường.


Quá mệt mỏi với chuyện cho con ăn, tôi đành phải nhờ đến chồng (Ảnh minh họa)

Tối hôm ấy, chồng tôi thương vợ, anh giúp tôi giải quyết hết công việc trong nhà. Anh còn nói từ nay về sau việc cho con ăn, cứ để anh lo, không khiến tôi phải bận lòng nữa. Tôi mỉm cười, còn tưởng anh nói đùa…

Ấy thế mà hôm sau, ở công ty có chút việc phải về nhà trễ một chút, tôi đã thấy hai bố con ngồi sẵn trước mâm cơm. Con há miệng, bố xúc cơm, cảnh tượng rất đỗi chan hòa. Bữa đó, con cũng khá chật vật mới ăn được hết nửa bát cơm, vậy mà chồng tôi vẫn kiên nhẫn cũng chẳng ép thêm. Tôi cứ nghĩ anh chồng mới bắt đầu quay lại với công việc chăm con nên còn hào hứng, chắc chỉ được tầm vài ba ngày là chán. Ai ngờ, từ đó trở đi, anh cứ tranh tôi phần việc cho con ăn. Mà kể cũng kì lạ, sức ăn của con tiến bộ hẳn. Con cứ dần dần ăn hết cả bát cơm, thậm chí có ngày còn tự động xúc lấy thức ăn, rồi chủ động đòi mẹ cho ăn cái này cái nọ. “Cơn ác mộng” hôm nào chợt tan biến khiến tôi không khỏi thắc mắc. Tôi hỏi chồng về “bí quyết” của anh. Lúc ấy, anh mới bình tĩnh giải thích.

Trẻ 3 tuổi, bắt đầu biết nhận thức và ghi nhớ, việc ép con ăn sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho con, cần phải lắng nghe sở thích của trẻ biếng ăn nhiều hơn để hiểu điều con thực sự muốn

Quát mắng hay gây áp lực cho con không phải là một điều tốt, bởi sẽ càng khiến trẻ biếng ăn trở nên “bất trị” hoặc cảm thấy sợ cha mẹ. Cơ thể con người cần ăn uống để nạp năng lượng cho các hoạt động, vì vậy phản xạ ăn uống là phản xạ tự nhiên và không có ai bẩm sinh đã chán ghét chuyện này. Thực tế, nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn thường xuất phát từ bên trong cơ thể, làm giảm nhu cầu dung nạp thức ăn của con. Vậy nên, để con thực sự muốn ăn, cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn và ăn ngon tự nhiên, việc cần làm là giải quyết được nguyên nhân từ bên trong ấy.

Trẻ biếng ăn bản chất là do hệ tiêu hóa của con kém, con cũng rất khổ sở, chứ không phải cố ý lười ăn như vậy

Nếu tình trạng trẻ biếng ăn xảy ra thường xuyên và liên tục thì nguyên nhân chính có thể do con rối loạn tiêu hóa. Trong đường ruột có một hệ vi sinh ở trạng thái cân bằng, tức là bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Các lợi khuẩn giúp lên men thức ăn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng và loạn khuẩn ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Lúc này, việc bổ sung men vi sinh là biện pháp tối ưu giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, khiến con ăn ngon miệng, hứng thú với bữa ăn và cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn.


Tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Lựa chọn men vi sinh phù hợp với độ tuổi và kích thích sự hứng khởi của trẻ biếng ăn

Sau khi tìm hiểu về các loại men vi sinh trên thị trường, chồng tôi đã quyết định lựa chọn lọai men vi sinh dạng viên nhai, lại có vị socola, để tăng thêm phần hấp dẫn đối với trẻ nhỏ từ 3 tuổi. Con gái tôi rất thích, luôn nghĩ đó là một loại kẹo, nên việc bổ sung men vi sinh cho con không gặp trở ngại gì. Sau khoảng hơn 1 tháng sử dụng đều đặn, tình trạng biếng ăn của con giảm hẳn. Con lại tự chủ động xúc lấy ăn khiến cho cả hai vợ chồng nhàn tênh. Chồng tôi lại được dịp phổng mũi nói: “Việc gì khó có chồng lo” khiến tôi phì cười.

Khoảnh khắc nhìn con ăn ngon, trong lòng tôi cảm thấy an ổn và tự hào biết bao…

Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân… là những mối bận tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ nuôi con nhỏ. Để khắc phục chứng biếng ăn, trước tiên, trẻ cần được đảm bảo có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Trong đó, bổ sung bào tử lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng là biện pháp cần thiết để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Vì sao nên lựa chọn bào tử lợi khuẩn? Bởi cấu trúc đặc hiệu giúp tỷ lệ lớn bào tử lợi khuẩn có thể sống sót đi qua môi trường acid của dịch vị dạ dày vào đến ruột non, nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp ức chế sinh trưởng của hại khuẩn.

Áp dụng tiến bộ khoa học này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với thành phần chính là các chủng bào tử lợi khuẩn và nấm men cùng các vi chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tăng cường hệ vi sinh đường ruột và giảm rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện.

Bên cạnh TPBVSK cốm vi sinh Bio-acimin Gold đã rất phổ biến, giờ đây, thương hiệu Bio-acimin ra mắt TPBVSK viên nhai Bio-acimin Chew. Sản phẩm là sự kết hợp của hỗn hợp bào tử lợi khuẩn: Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột để trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. TPBVSK Viên nhai Bio-acimin Chew hình hiệp sĩ Bio-acimin đáng yêu cùng vị Socola sữa thơm ngon sẽ giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày. Đồng thời, với dạng viên nhai dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ mang theo, mẹ có thể yên tâm cho trẻ bổ sung men vi sinh mọi lúc, mọi nơi một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Bio-acimin Gold – Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Bio-acimin Chew – Viên nhai ăn ngon, bé con mau lớn
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC (TPBVSK Bio-acimin Gold): 00685/2018/ATTP-XNQC
Số GPQC (TPBVSK Bio-acimin Chew): 01307/2019/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Website: www.bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm Cốm vi sinh Bio-acimin Gold: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR
Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
Website: www.duocmelinh.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm Viên nhai Bio-acimin Chew: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, xã Đông Phong, Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Website: http://gianguyenpharma.com/

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.duocvietduc.com

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc truy cập:
Fanpage Bio-acimin: https://www.facebook.com/bioacimin/
Website Bio-acimin: http://www.bioacimin.com/
Website Dược Việt Đức Store: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold, Viên nhai Bio-acimin Chew

D.T
Bài liên quan
Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 vụ kiện Facebook, Instagram gây hại cho trẻ em
Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta Platforms, không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong hàng tá vụ kiện cáo buộc ông che giấu công chúng rằng Facebook và Instagram gây hại cho trẻ em, theo phán quyết từ thẩm phán liên bang Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Con biếng ăn vợ đừng buồn, chuyện nhỏ đó có chồng lo’