Ngày mai 29.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tổ chức Hội nghị với doanh nghiệp năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Hiện tại, có nhiều vấn đề nóng được các doanh nghiệp, hiệp hội và VCCI chuẩn bị để đối thoại với Thủ tướng.

Cộng đồng doanh nghiệp đã chuẩn bị gì để đối thoại với Thủ tướng?

Phan Diệu | 28/04/2016, 17:48

Ngày mai 29.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tổ chức Hội nghị với doanh nghiệp năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Hiện tại, có nhiều vấn đề nóng được các doanh nghiệp, hiệp hội và VCCI chuẩn bị để đối thoại với Thủ tướng.

Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, trong hội nghị, Hiệp hội Dệt may Việt Nam mong muốn Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đánh giá lại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may, bởi quy hoạch đến năm 2020 đã lỗi thời.

Đồng thời, hiệp hội này cũngkiến nghị Chính phủ quy hoạch các khu công nghiệp hoặc các khu kinh tế trọng điểm của đất nước, trong đó có khu công nghiệp dệt may. Hiệp hội Dệt may còn kiến nghị Chính phủ quan tâm đến việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh-sạch cho người dân và cũng bảo đảm cho sản phẩm của ta xuất khẩu sang các nước được đón nhận.

Ngoài ra, ngành dệt may cho rằng Chính phủ cần kéo giãn lộ trình tăng lương cho ngườilao động và quan tâm hơn đến “sức khỏe” của doanh nghiệp. Các cơ chế chính sách từ thuế, hải quan, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cần minh bạch, rõ ràng để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.

Trong khi đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chuẩn bị khá nhiều kiến nghị để gửi đến hội nghị và các bộ ngành liên quan. Cụ thể, HoREA kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường trình Chính phủ xem xét sửa đổi cách tính tiền sử dụng đất với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất.

HoREA cũng kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ cho chuyển nhượng dự án kể từ giai đoạn sau khi đã giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh việc thực hiện dự án, góp phần giải quyết hàng tồn kho trên thị trường bất động sản,đồng thờixem xét lại việc phân cấp phê duyệt dự án; kiến nghị Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên - Môi trường phối hợp giải quyết ách tắc hiện nay trong việc công chứng, đăng ký thế chấp dự án nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

Ngoài ra,Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng giao quyền cho UBND TP.HCM xem xét quyết định phê duyệt tất cả các dự án nhà ở trên địa bàn, không phân biệt quy mô, để giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian và tiết kiệm chi phí.

Chưa kể, trong tài liệu các hiệp hội doanh nghiệp gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để phục vụ cho cuộc gặp của Thủ tướng, VCCI cho biết nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất và kinh doanh. Theo nhiều doanh nghiệp, lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn ở mức gần 8%/năm, cao gấp 2-3 lần so với các mức lãi suất trong khu vực. Với mức lãi suất đắt đỏ như vậy, doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước khác.

Đáng chú ý, các chi phí chính thức và không chính thức như chi phí vận tải, phí đường bộ, phí công đoàn, thuế, tăng lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội và các loại tiền lót tay đang bào mòn sức sống của doanh nghiệp. Thế nên, đây là một trong những kiến nghị sẽ được cộng đồng doanh nghiệp gửi đến Thủ tướng.

Nhiều hiệp hội cũng mong muốn Chính phủ cố gắng khôi phục và duy trì niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát tối đa 4% như nghị quyết Quốc hội đã đề ra; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và giảm chi phí cả chính thức và không chính thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang hy vọng Chính phủ sớm thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập sâu rộng.

Dự kiến, trong hội nghịnày, Thủ tướng sẽ gặp gỡ khoảng 300 đại biểu doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội doanh nghiệp như AmCham, EuroCham, Phòng Thương mại Hàn Quốc...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn thông qua hội nghị để đối thoại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng; đề ra các giải pháp xây dựng thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp.

Được biết, sau buổi gặp gỡ, Chính phủ và bộ ngành, địa phương sẽ tiến hành họp bàn để giải quyết ngay những vấn đề nói trên, đồng thời sẽ ban hành một nghị quyết về tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trong tháng 5.2016.

Phan Diệu
Bài liên quan
Thủ tướng: Vùng đất đẹp phải ưu tiên sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
"Những vùng đất, vị trí đẹp, có lợi thế phải ưu tiên dành cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân", Thủ tướng nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cộng đồng doanh nghiệp đã chuẩn bị gì để đối thoại với Thủ tướng?