Theo một thống kê công bố hồi quý 4/2013 thì đến thời điểm đó nước ta có 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên 200.000. Như vậy, tình hình không được cải thiện, mà ngày càng trầm trọng. Đáng nói hơn, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được chỉ ra từ nhiều năm trước.

Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tăng cao: Do đâu?

Một Thế Giới | 02/11/2015, 16:05

Theo một thống kê công bố hồi quý 4/2013 thì đến thời điểm đó nước ta có 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên 200.000. Như vậy, tình hình không được cải thiện, mà ngày càng trầm trọng. Đáng nói hơn, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đã được chỉ ra từ nhiều năm trước.

2 năm, thất nghiệp tăng gấp 3

Theo một thống kê mới đây, Việt Nam hiện có tới gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Điều đang nói hơn, trong khi quá nhiều người có bằng cấp không có việc làm thì rất nhiều doanh nghiệp lại “khát” nhân lực.

Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội  mới đây, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ nhưng số lao động thất nghiệp trong khu vực có trình độ chuyên môn tiếp tục tăng.
Cu nhan, thac si that nghiep tang cao: Do dau?-hinh-anh-1
 
Thống kê cho thấy, trong quý 2/2015, cả nước có 1,14 triệu người lao động thất nghiệp (chiếm 2,42% số người trong độ tuổi lao động). Lực lượng thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng (gần 6,7% số người thất nghiệp) cao gần 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.

Trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại trừ nhóm tốt nghiệp cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 7,1% xuống 6,6 % so với quý 1, còn lại các nhóm khác đều tăng. Nhóm có trình độ trung cấp tăng từ 3,7% lên hơn 4,4%. Nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6%, tức là tăng từ 178.000 người lên gần 200.000.

Không chỉ thất nghiệp, năng suất lao động của Việt Nam còn rất thấp. Thống kê của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) về năng suất lao động của lao đông Việt Nam chỉ bằng 1/15 năng suất lao động của Singapore, 1/6 của Malaysia... đã buộc nhiều người phải nhìn thẳng vào thực tế đó.

Theo một con số thống kê mới đây, tình trạng thất nghiệp của những người có bằng cấp bắt nguồn từ việc học không đi đôi với hành, dễ sốc trước áp lực nghề nghiệp thực tế. Cũng theo thống kê, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh, 4 người thiếu kiến thức chuyên môn.
Trang thông tin việc làm lớn nhất Đông Nam Á JobStreet.com cũng đã từng chỉ ra rằng người Việt Nam khá thụ động trước cơ hội việc làm. Chỉ còn 47,7% trong số 1.994 ứng viên tham gia khảo sát hiện đang chủ động tìm việc trên thị trường, khiến số lượng đơn ứng tuyển trung bình cho mỗi vị trí việc làm giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB-XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý 4/2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Con số này sau gần 2 năm đã tăng gấp 3 lần, tiếp tục làm nóng lên câu chuyện đào tạo – lao động - việc làm trong xã hội.

Lỗi tại ai?

Nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp được chỉ ra khá nhiều. Đó là  ý thức học tập của sinh viên, do phương pháp đào tạo của nhà trường, do yếu kém trong công tác dự báo thị trường lao động, do khủng hoảng kinh tế, do tham nhũng… Suy xét kỹ, tình trạng thất nghiệp có sự góp phần của tất cả những nguyên nhân này.

Ở góc nhìn của nhà tuyển dụng, theo ông Phan Sơn - Giám đốc nhân sự Tập đoàn Vĩnh Tường, hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa việc sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều với việc doanh nghiệp có vị trí tuyển dụng kéo dài mấy tháng trời, hàng trăm hồ sơ ứng tuyển nhưng không duyệt được người nào.
“Nguyên nhân là các bạn chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội, về kỹ năng cũng như thái độ làm việc phù hợp với doanh nghiệp tuyển dụng” – ông Sơn cho hay.
Cu nhan, thac si that nghiep tang cao: Do dau?-hinh-anh-2
 Ông Phan Sơn - Giám đốc nhân sự Tập đoàn Vĩnh Tường
Ông Phan Sơn lý giải, phù hợp thứ nhất là phù hợp văn hóa của doanh nghiệp đó, thứ hai là phù hợp với mô hình năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ…) tại vị trí ứng tuyển.

Ngoài ra, ông Sơn cũng cho biết các bạn trẻ khi lựa chọn nghề cần phải trả lời rõ 3 câu hỏi: Mình có thực sự đam mê và yêu thích nghề đó hay không? Mình có năng lực để thực hiện công việc đó hay không? Nghề đó có phù hợp với nhu cầu xã hội và các điều kiện cá nhân hay không?

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Khoa học Lao động và Xã hội, hiện nay số lao động đạt trình độ đại học trở lên chiếm hơn 40% tổng số lao động có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, thị trường chỉ cần khoảng 20% đối với nhóm này.

Theo bà Lan Hương, cần phân luồng từ ngay trong khi tuyển sinh: khoảng 40% vào giáo dục đại học, còn 60% vào giáo dục nghề nghiệp. Với mức điểm sàn của giáo dục cao đẳng, đại học hiện nay là 12, không có chỗ cho giáo dục nghề nghiệp. Nếu mức điểm sàn khoảng 17 điểm thì những người đủ năng lực có thể vào đại học, ra trường xứng đáng với tấm bằng đào tạo và dễ tìm được việc làm.

Bà Hương cũng nói thêm số người có trình độ đại học trở lên đang làm việc trong hai nhóm ngành chính chiếm tỷ lệ rất lớn: giáo dục - đào tạo (23,4%); trong các tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (19,3%). Trong khi đó, các tổ chức này gần như cố định, ít tuyển mới, thậm chí còn tinh giản biên chế. Điều này một phần lý giải vì sao thất nghiệp ở nhóm trình độ đại học trở lên tăng cao.

Ở phía nhà trường, nhiều giáo viên cũng thừa nhận rằng không phải lúc nào kiến thức đào tạo cũng có thể bắt kịp với thị trường việc làm và yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa có ý thức trong việc học, dẫn đến tốt nghiệp nhưng không có kỹ năng, không ngoại ngữ, không kiến thức…
Theo các giảng viên, ở những sinh viên chịu đào sâu kiến thức, có những kỹ năng, ngoại ngữ thì cơ hội có việc sẽ cao hơn nhiều. Thậm chí, dù không xin được việc làm đúng chuyên ngành, họ vẫn có thể thành công với những công việc “tay trái”.

Hoàng Long


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tăng cao: Do đâu?