Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng tình trạng nhập thiết bị công nghệ cũ phổ biến vì đây là mối lợi rất lớn về tiền bạc. Công nghệ họ thải đi thì mình lại cho nhập về không chỉ gây tốn kém năng lượng, ô nhiễm môi trường mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ của thế giới.

Cứ nhập công nghệ thải thì Việt Nam sớm thành bãi rác công nghệ

Trí Lâm | 13/09/2016, 18:05

Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng tình trạng nhập thiết bị công nghệ cũ phổ biến vì đây là mối lợi rất lớn về tiền bạc. Công nghệ họ thải đi thì mình lại cho nhập về không chỉ gây tốn kém năng lượng, ô nhiễm môi trường mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ của thế giới.

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, sáng 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở đó, dự thảo tập trung vào 5 nội dung chính liên quan đến 16 điều trên tổng số 61 điều, vào một số nội dung như: phát triển thị trường khoa học công nghệ; thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ...

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệChu Ngọc Anh, qua gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Chuyển giao công nghệ đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp được với xu thế cải cách, đổi mới trong phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ. Trước đòi hỏi của thực tiễn, việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ là cần thiết và cấp bách nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, thu hút công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thương mại hóakết quả nghiên cứu và phát triển thị trường khoa học-công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng việc sửa luật về công nghệ là rất cần thiết và cấp bách - Ảnh: VPQH

Tại cuộc họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng: “Qua Formosa, chúng ta cần xem lại việc kiểm soát công nghệ khi nhập các dây chuyền sản xuất vào nước tanhư thế nào? Luật này rồi có khắc phục được Việt Nam đang và sẽ trở thành bãi rác công nghệ hay là có giải quyết được vấn đề kiểm soát công nghệ và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước?”.

Trước câu hỏi nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hộikhóa 13, Phó chủ tịch Hội Hóa học Việt Namnhấn mạnh rằngtình trạng nhập thiết bị công nghệ cũ phổ biến vì đây là mối lợi rất lớn về tiền bạc. Công nghệ nhiều nước họ thải đi thì mình lại cho nhập về không chỉ gây tốn kém năng lượng, ô nhiễm môi trường mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ của thế giới.

Do đó, bà Bùi Thị An đề nghịdù tài chính có hạn nhưng cần có ý thức đón đầu công nghệ hiện đại. Nếu không kiến quyết chấm dứt những thiết bị lạc hậu quá xa thì cái giá phải trả rất đắt.

Đồng thời, theo bà An, cần phải công khai hết các thiết bị nhập về để cơ quan chức năng, cộng đồng giám sát. Cần phải chặn công nghệ kém từ đầu vào chứ đợi “mất bò mới lo làm chuồng” thì rất tốn kém mà không dứt điểm được. Nhập thiết bị gì cần phải có tính toán. Chứ nếu có lợi một chút về mặt này nhưng thiệt hại nhiều về mặt khác thì cũng không được. Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia đúng lĩnh vực.

“Không thể tăng trưởng bằng bất cứ giá nào, không hy sinh môi trường. Đó là tiêu chí phải được đề cao trong các ngành các cấp, có vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững. Làm luật cũng phải đảm bảo được mục tiêu đó, cần chặn cho được tất cả các nhân tố gây ô nhiễm môi trường như công nghệ, thiết bị, nguyên liệu đầu vào…” – bà An nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, tại cuộc họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ ra những hậu quả của công nghệ lạc hậu không những ảnh hưởng đến môi trường mà thực tế đã cho thấy còn có tác động đến cả tình hình an ninh trật tự, đời sống, an sinh và lao động, sản xuất của người dân.

“Từ đó đặt ra câu hỏi có phải ta chưa đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ, luật Chuyển giao công nghệ 2006 còn hạn chế, hay do quản lý nhà nước chưa tốt? Theo tôi là cả hai, và phải khắc phục cả hai vấn đề này” - ông Uông Chu Lưu nói.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủyban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằngđể phát triển thị trường khoa học công nghệ thì cần có các quy định tách bạch đối với các đối tượng và chủ thể chuyển giao công nghệ để có các chính sách điều chỉnh riêng như trong việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ giữa viện -trường với doanh nghiệp, người dân..., chuyển giao công nghệ giữa viện -trường,giữa doanh nghiệp với nhau để đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học, khắc phục hạn chế, bất cập lớn nhất hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, việc sửa đổi luật cần hướng tới mục đích cuối cùng là tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam để cải thiện trình độ công nghệ quốc gia và năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ; duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh để trụ vững trên thị trường nội địa, vươn tới thị trường khu vực và quốc tế.

Trí Lâm
Bài liên quan
Sự bùng nổ của AI làm tăng nhu cầu vàng trong lĩnh vực công nghệ
Nhu cầu về vàng trong lĩnh vực công nghệ đã phục hồi 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự bùng nổ của AI (trí tuệ nhân tạo) trong lĩnh vực điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứ nhập công nghệ thải thì Việt Nam sớm thành bãi rác công nghệ