Thường xuyên lấy ráy tai bằng tăm nhang, cụ ông bất ngờ bị nhiễm trùng, áp xe tai rất nặng. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Cụ ông suýt chết vì thường xuyên lấy ráy tai bằng tăm nhang ​

Hồ Quang | 19/06/2017, 14:44

Thường xuyên lấy ráy tai bằng tăm nhang, cụ ông bất ngờ bị nhiễm trùng, áp xe tai rất nặng. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Theo lời cụ ông T.V.S (73 tuổi, ngụ Long An) do lỗ tai thường xuyên bị ngứa, và mỗi lần ngứa như vậy thì ông thường sử dụng cây tăm nhang để ngoáy cho hết ngứa.

“Những lần dùng tăm nhang để lấy ráy tai, tui thấy đã ngứa lắm, nhưng cách đây 1 năm khi đang ngoáy ráy tai thì bất ngờ đứa cháu ngoạichạy tới ôm chầm khiến cây tăm nhang gãy và mắc kẹt trong tai phải”, ông S. nhớ lại.

Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM) cho hay, bệnh nhân S. nhập viện trong tình trạng vùng phía trước và phía sau vành tai phải sưng, phù nề, xì mủ, áp xe nặng, chảy rất nhiều dịch hôi.

Theo bác sĩ Dũng trong lỗ tai của bệnh nhân S. rất đặc biệt là có một lỗ rò luân nhĩ. Đây là mộtdị tật bẩm sinh gây ra bởi sự hợp nhất không hoàn toàn của phôi thai.

Chính lỗ rò luân nhĩ này đã tiếtra dịch hôi, gây cảm giác ngứa ở vùng xung quanh khiến bệnh nhân dùng tăm nhang để ngoáy. Khi tăm nhang gãy mắc kẹt ở vành tai đã gây ra tình trạng nhiễm trùng trên.

Ngày 19.6, Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM) cho biết các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật thành công lấy đường rò luân nhĩ cho bệnh nhân trên.

“Lỗ rò luân nhĩ của cụ ông này xuyên từ phía trước ra phía sau vành tai phải. Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ bất ngờ phát hiện một đoạn tăm nhang dài khoảng 2cm nằm ở vành tai. Đoạn tăm nhang này cắm vào đường rò khiến dịch tiết không thoát ra được qua lỗ rò ở phía trước nên đã ứ lại ở ống tai, xì ra ở lỗ rò sau vành tai và gây nhiễm trùng ở các lỗ rò”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Vềtrường hợp này, bác sĩ Võ Quang Phúc - Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng các vật dụng để ngoáy vào tai mà phải vệ sinh lỗ rò.

“Nếu bệnh nhân bị lỗ rò luân nhĩ bẩm sinh thì phải vệ sinh thường xuyên ở lỗ rò, không ngoáy vào lỗ rò dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp đã bị nhiễm trùng không nên tự ý điều trị mà cần đến bác sĩ để phẫu thuật”, bác sĩ Phúc khuyến cáo.

Theo bác sĩ Phúc lỗ rò luân nhĩ là ống như lớp da cuốn phía trong có thể tiết mồ hôi, nước bã, lông có thể gây tắc, nhiễm trùng lâu ngày rất hôi. Lỗ rò luân nhĩ thường xuất hiện ở một bên tai, nữ thường gặp nhiều hơn nam. Lỗ rò có thể là một đường duy nhất, có thể là nhiều nhánh phức tạp.

Thông thường lỗ rò luân nhĩ không có triệu chứng, không cần điều trị vì không ảnh hưởng. Trong trường hợp xuất hiện viêm nhiễm, áp xe cần phẫu thuật lấy mủ ra. Nếu không sẽ bị bội nhiễm, ăn lan vào tai, sụn vành tai bị viêm, gây biến chứng tai, nguy hiểm đến tính mạng.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cụ ông suýt chết vì thường xuyên lấy ráy tai bằng tăm nhang ​