Sau khi phát hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại trường Tiểu học Võ Trường Toản, ngành y tế TP.HCM đã cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng, cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng chống.

Cúm A/H1N1 “tấn công” trường học: Phụ huynh và nhà trường cần làm gì?

Hồ Quang | 23/03/2023, 19:30

Sau khi phát hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 tại trường Tiểu học Võ Trường Toản, ngành y tế TP.HCM đã cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng, cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng chống.

Liên quan đến chùm ca bệnh cúm A/H1N1 mới được phát hiện tại Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM), chiều 23.3, chia sẻ với báo chí, bác sĩ Lê Hồng Nga - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP cho biết, đến thời điểm này không ghi nhận thêm ca bệnh mới, chỉ có ghi nhận 20 ca trước đó. Việc xuất hiện chùm ca bệnh viêm hô hấp trong trường học khá phổ biến và dễ gặp”.

cm-a-h1n1-tan-cong-truong-hoc-phu-huynh-va-nha-truong-can-lam-gi-hinh-anh(1).png
Học sinh Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) bị cúm A/ H1N1 tấn công - Ảnh: PV

Theo phân tích của bà Nga cho thấy, cúm A/H1N1 là tác nhân gây bệnh cúm mùa trên toàn cầu với các biểu hiện sốt nhẹ, viêm đường hô hấp. Trên các nhóm có bệnh lý nền, bệnh mạn tính, thai phụ khi mắc bệnh có nguy cơ trở nặng. Các nhóm có sức khỏe bình thường khi nhiễm bệnh có thể tự khỏi.

Cúm A/H1N1 khá dễ lây lan trong môi trường tập trung đông người nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, bà Nga khuyến cáo cộng đồng cần tăng cường vệ sinh cá nhân, người có triệu chứng viêm hô hấp cần mang khẩu trang khi đến nơi đông người. Tiêm vắc xin cúm hàng năm là giải pháp hiệu quả để phòng bệnh.

Các trường học cần thực hiện nghiêm kiểm soát sớm nguy cơ bệnh tật ở trẻ bằng cách điểm danh sĩ số mỗi lớp thường xuyên để phát hiện trẻ nghỉ học và tìm hiểu nguyên nhân. Trường hợp trẻ nghỉ học tăng cao và có yếu tố liên quan đến bệnh truyền nhiễm, nhà trường cần báo cáo kịp thời cho trạm y tế phường xã để giám sát kịp thời, khoanh vùng xử lý hạn chế nguy cơ lây lan. Nhà trường cần tăng cường phòng bệnh không dùng thuốc cho trẻ như rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân và khuyến cáo học sinh đi tiêm chủng vắc xin cúm mùa.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM - người trực tiếp thăm khám và hỗ trợ chùm ca bệnh này cho biết: “Trong trường học nhiều trẻ bị bệnh còn có vấn đề hiệu ứng tâm lý. Trong quá trình khám chúng tôi đã giải thích cho cả giáo viên và học sinh về các tác nhân gây bệnh và khuyến cáo giải pháp phòng ngừa, từ đó trấn an bệnh nhân giúp ổn định tâm lý và hạn chế sự lây lan”.

Trước đó, vào tối 22.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết đã nhận được tin báo của Trung tâm y tế quận 10 về số học sinh nghỉ ốm tăng bất thường tại trường Tiểu học Võ Trường Toản. Ngay sau khi nhận thông tin, đơn vị này đã nhanh chóng phối hợp với Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Trung tâm Y tế quận 10 thực hiện điều tra dịch tễ, tổ chức thăm khám cho các trẻ.

Chùm ca bệnh tại trường ghi nhận, trong 2 ngày từ ngày 15 đến 16.3 số học sinh nghỉ học vì bệnh trong một lớp tăng cao bất thường. Có tổng cộng 20 học sinh bị bệnh với các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ói. Có những học sinh sốt đến 39℃. Qua thăm khám cho các học sinh có triệu chứng, các bác sĩ nhận định ban đầu nghi ngờ các trẻ mắc cúm và thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm cúm. Mẫu xét nghiệm được gửi về Viện Pasteur để tiến hành phân lập. Đến ngày 17.3, kết quả cho thấy 6/6 mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Tính từ ngày 17.3 đến nay, lớp học chưa ghi nhận thêm trường hợp mới có triệu chứng.

Theo số liệu giám sát trong những tháng đầu năm 2023, TP đã ghi nhận nhiều chùm ca bệnh hô hấp ở trường học. Đặc biệt, trong tháng 2 vừa qua tại quận Bình Thạnh đã có khoảng 300 học sinh tại trường THCS Lê Văn Tám và trường THCS Lam Sơn nghỉ học vì các biểu hiện của bệnh lý hô hấp. Các chùm ca bệnh đã được ghi nhận và xử lý sớm giúp hạn chế lây lan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cúm A/H1N1 “tấn công” trường học: Phụ huynh và nhà trường cần làm gì?