Năm 2024, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, tính bất định sẽ tiếp tục gia tăng. Theo đó, Việt Nam cần củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu cũng như các động lực mới để thích ứng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Củng cố các động lực tăng trưởng để ứng phó với năm 2024 đầy bất định

Lam Thanh 11/01/2024 11:28

Năm 2024, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, tính bất định sẽ tiếp tục gia tăng. Theo đó, Việt Nam cần củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu cũng như các động lực mới để thích ứng.

Kinh tế toàn cầu vẫn bất định

Tại diễn đàn “Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2024” do VnEconomy tổ chức sáng nay 11.1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, chúng ta đã đánh giá triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nhiều rủi ro, đứng trước nguy cơ suy thoái. Thực tế diễn ra năm 2023 cho thấy dự báo này là chính xác, thậm chí một số mặt còn khó khăn, phức tạp hơn”.

Theo bà Hằng, bối cảnh bất ổn đó càng cho thấy ý nghĩa của những kết quả phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được. Cụ thể, bảo đảm tốt ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và các cân đối lớn của nền kinh tế; đà phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước và cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực (tăng trưởng bình quân của ASEAN là khoảng 4,3%).

Ngoài ra, phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng lòng của cả hệ thống chính trị; công tác đối ngoại là điểm sáng ấn tượng trong tổng thể bức tranh chung, góp phần thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển.

Bà Hằng nhận định: Bước sang năm 2024, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, mang tính bước ngoặt. Tính bất định, bất ổn, bất trắc trong năm 2024 sẽ tiếp tục gia tăng với hơn 70 cuộc bầu cử diễn ra tại nhiều quốc gia, dự báo kéo theo nhiều điều chỉnh chính sách kinh tế đáng chú ý.

hang-1.jpeg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng

Báo cáo Triển vọng toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9.1 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 sẽ giảm xuống mức 2,4% (là năm giảm thứ 3 liên tiếp và thấp hơn 0,75% so với mức trung bình của giai đoạn trước); tốc độ tăng thương mại toàn cầu chỉ bằng một nửa so với trước đại dịch. Câu hỏi đặt ra là liệu kinh tế thế giới năm 2024 đã đến “điểm đáy suy giảm”?

“Đã có đánh giá cho rằng thế giới sắp bước vào một “siêu chu kỳ” tăng trưởng mới với sự phát triển và ứng dụng ngày càng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khử carbon. WB nhận định toàn cầu vẫn có cơ hội xoay chuyển cục diện tăng trưởng hiện nay thông qua việc triển khai các chính sách đồng bộ nhằm kích hoạt “đầu tư bùng nổ”, bà Hằng nói.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng địa chính trị toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, các điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng, phân mảnh kinh tế ngày càng sâu sắc; liên kết kinh tế quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ gắn với xu thế chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

“Các điều chỉnh của liên kết kinh tế hiện nay diễn ra với tốc độ nhanh, nội hàm ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề sau biên giới quốc gia, đồng thời định hình các “luật chơi mới” tạo ra sức ép bắt buộc phải thực thi, tác động đến khả năng cạnh tranh, thích ứng của các nước đang phát triển”, bà Hằng nhấn mạnh.

Củng cố các động lực tăng trưởng

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị làm rõ kịch bản tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2024; dự báo “điểm đáy của suy giảm toàn cầu”, thời điểm “đảo chiều” chính sách tiền tệ, lãi suất của các nền kinh tế lớn.

Thêm nữa, cần đánh giá tác động đối với kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, xác định các điểm thuận và không thuận; các cơ hội gì cần được tranh thủ để mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư chất lượng cao trong các lĩnh vực như điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng…

Cần tập trung nhận diện các cơ hội mới để Việt Nam bứt tốc, tiến lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

tt-2.png
Củng cố các động lực tăng trưởng để ứng phó bất định toàn cầu

Ngoài ra, phải xác định những cơ chế, chính sách trước mắt và dài hạn cần thúc đẩy ở các cấp các ngành; làm rõ ưu tiên, lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm; tận dụng tốt và thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kỹ năng nguồn nhân lực...

TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV đề nghị củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu. Cụ thể, thực hiện thành công các cơ chế, chính sách, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã ban hành (nhất là Nghị quyết 103/2023/QH15; Nghị quyết 01 và 02/2024/NQ-CP); kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội, TP.HCM…

Ông Lực cũng cho rằng cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô; chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế (nhất là các doanh nghiệp nhà nước, dự án yếu kém, tổ chức tín dụng yếu kém, đầu tư công...) nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; lành mạnh hóa hệ thống doanh nghiệp, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.

Đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là hướng dẫn thực hiện các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS, tổ chức tín dụng và các luật sửa đổi khác, cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu...); quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo (bao gồm cả cơ chế thử nghiệm - sandbox).

Đặc biệt, cần thúc đẩy tăng trưởng xanh; ban hành đầy đủ, kịp thời văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020; có kế hoạch cụ thể ứng phó biến đổi khí hậu; thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn, cam kết “Zero - carbon” đến năm 2050...; tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBQH đề nghị xây dựng bảng lương riêng, đãi ngộ phù hợp cho nhà giáo
44 phút trước Theo dòng thời sự
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng đội ngũ nhà giáo chiếm 70% số lượng viên chức, kể cả có nâng thành mức cao nhất trong bảng lương vẫn không phù hợp. Do đó, cần xây dựng bảng lương riêng để phù hợp với đặc điểm, vị trí công việc của nhà giáo
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Củng cố các động lực tăng trưởng để ứng phó với năm 2024 đầy bất định