Ngày 2.2, ca nhiễm Covid-19 thứ 33 tại Singapore nhập viện trong tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Cuộc chiến giành lại sự sống của bệnh nhân Covid-19

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 24/02/2020, 08:24

Ngày 2.2, ca nhiễm Covid-19 thứ 33 tại Singapore nhập viện trong tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Các bác sĩ cố gắng điều trị tình trạng nhiễm trùng ở cả hai lá phổi. Cơn sốt không hề thuyên giảm, nữ bệnh nhân càng lúc càng khó thở. Người thân mô tả lại: “Bà ấy giống như đang chạy marathon trên giường vậy”.

Bốn ngày tiếp theo sức khỏe bệnh nhân xấu đi. Tiếp oxy đặt ở mức tối đa và bác sĩ quyết định chuyển vào vào phòng hồi sức cấp cứu, bà được đưa đi bằng xe lăn.

“Ký ức cuối cùng của tôi là cảm giác hoảng loạn vì chẳng biết nên mong đợi điều gì. Nhưng tôi phải tin tưởng đội ngũ y tế”, nữ bệnh nhân chia sẻ.

Do khó cấp đủ oxy nên các bác sĩ đã gây tê hoàn toàn cho bà để máy móc phụ trách việc hô hấp, hy vọng giúp phổi nghỉ ngơi.

Chính quyền Singapore ngày 6.2 xác nhận đây là ca nhiễm thứ 33. Một ngày sau gia đình nhận tin, xe cứu thương đưa toàn bộ thành viên đến bệnh viện kiểm tra. May mắn là toàn bộ đều cho kết quả âm tính và về nhà tự cách ly.

Lúc đó ở trong phòng hồi sức cấp cứu, các bác sĩ cân nhắc kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) nếu vẫn không thể cung cấp đủ oxy. May mắn là phương án này không cần thiết nữa vì cuối cùng tình trạng nữ bệnh nhân đã ổn định.

Các bác sĩ sử dụng thuốc điều trị HIV. Họ đưa bà ra khỏi tình trạng hôn mê bằng cách giảm dần thuốc an thần.

Nữ bệnh nhân cho biết: “Khi bắt đầu tỉnh táo trở lại, tôi thấy đội ngũ y tế. Có những cái ống dẫn vào miệng tôi”. Đến hôm nay bà vẫn chưa biết làm thế nào mà bản thân nhiễm virus.

Ngày 13.2 bà được chuyển khỏi phòng hồi sức cấp cứu, nghỉ ngơi lấy lại sức rồi trở về nhà vào ngày 18.2.

Thiết bị RFID theo dõi thân nhiệt - Ảnh: Channel News Asia

Hô hấp khó nhọc

Ca nhiễm thứ 38 có trải nghiệm khác biệt. Nữ bệnh nhân 52 tuổi bác bỏ thông tin người nhiễm Covid-19 rất đau đớn, ốm chỉ còn da và xương.

Ở thời điểm tồi tệ nhất bà cũng chỉ thấy hô hấp khó nhọc. Bác sĩ nói rằng đó là hệ miễn dịch đang chống lại virus.

Điều khó khăn nhất là khoảng thời gian theo dõi 10 ngày thiếu tiếp xúc với người khác: Bác sĩ chỉ liên lạc qua điện thoại, thức ăn gửi qua đường hầm an toàn, theo dõi thân nhiệt bằng thiết bị RFID.

Ca nhiễm thứ 38 muốn dùng trải nghiệm của bản thân trấn an những người sống trong sợ hãi: “Mọi chuyện rồi sẽ qua. Chúng ta đã sống sót qua đợt Hội chứng hô hấp cấp (SARS). Chúng ta đang ở giữa dịch Covid-19 và vẫn sống sót”.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chiến giành lại sự sống của bệnh nhân Covid-19