Trang tin News9live nhận định Ấn Độ với tư cách chủ nhà Hội nghị cấp cao G20 sắp diễn ra có thể muốn ưu tiên nhiều vấn đề khác ngoài cuộc chiến Ukraine, nhưng chưa chắc đại biểu một số quốc gia tham dự chiều lòng New Delhi.

Cuộc chiến Ukraine phủ bóng lên Hội nghị cấp cao G20

Cẩm Bình | 03/09/2023, 09:25

Trang tin News9live nhận định Ấn Độ với tư cách chủ nhà Hội nghị cấp cao G20 sắp diễn ra có thể muốn ưu tiên nhiều vấn đề khác ngoài cuộc chiến Ukraine, nhưng chưa chắc đại biểu một số quốc gia tham dự chiều lòng New Delhi.

Ngày 1.9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo sẽ ngăn Hội nghị cấp cao G20 ra tuyên bố cuối cùng nếu quan điểm của nước này về cuộc chiến Ukraine bị bỏ qua. Việc thiếu đồng thuận khiến Ấn Độ có rất ít lựa chọn ngoài ra thông cáo chung không mang tính ràng buộc, tổng hợp quan điểm khác nhau của các nước tham dự.

Hiện tại, cuộc chiến Ukraine khiến phe ủng hộ phương Tây đối đầu mạnh mẽ với phe thân Nga. Đưa hai phe đối địch ngồi lại đối thoại là thách thức vô cùng lớn với nước chủ nhà Ấn Độ.

cuindia.jpg

Xem Hội nghị cấp cao G20 là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, Ấn Độ chuẩn bị đưa hàng loạt vấn đề ra thảo luận, chẳng hạn cải cách trật tự thế giới theo hướng trao quyền hạn lớn hơn cho quốc gia nằm ngoài các nền kinh tế phương Tây nắm thế thống trị, giảm nợ, tài trợ chống biến đổi khí hậu, xây dựng cơ sở hạ tầng số, phát triển bền vững, an ninh lương thực…

Mặc dù không hề tỏ ra né tránh cuộc chiến Ukraine, nhưng New Delhi muốn tránh kịch bản chương trình nghị sự được hoạch định cẩn thận bị gạt sang một bên bởi sự đối đầu giữa hai phe. Có thể đây chính là lý do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không được mời.

Hơn 1 năm qua, Nga nhiều lần chỉ trích phương Tây lợi dụng các diễn đàn đa phương để đưa cuộc chiến Ukraine ra thảo luận bất kể diễn đàn có phù hợp hay không. Chuyện “cướp diễn đàn” từng xảy ra ở Hội nghị cấp cao G20 do Indonesia tổ chức năm ngoái.

Moscow đã nói rõ họ sẵn sàng thảo luận tác động của sự trừng phạt mà phương Tây áp đặt với kinh tế toàn cầu, đặc biệt với số quốc gia ở nam bán cầu. Vấn đề này dường như phù hợp với quan điểm của Ấn Độ: xem cuộc chiến đem lại thất bại cho toàn thế giới, chỉ có hòa bình mới đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Tuy nhiên, chính quyền New Delhi tại Hội nghị cấp cao G20 cần cẩn thận để tránh đưa ra lập trường có vẻ ủng hộ Nga quá mức, vì phương Tây sẽ phản ứng khiến sự kiện bị thất bại.

Không ít quốc gia phương Tây đã tuyên bố không chấp nhận một bản tuyên bố sau hội nghị bỏ qua cuộc chiến Ukraine. Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề kinh tế, tài chính và châu Âu thuộc Quốc hội Đức Jorg Kukies khẳng định nước này không chấp nhận né tránh vấn đề. Thủ tướng Canada Justin Trudeau bày tỏ thất vọng khi Tổng thống Zelensky không được mời, đồng thời cam kết sẽ bảo vệ lợi ích Ukraine tại G20.

Bên cạnh cuộc chiến Ukraine, vấn đề ít được chú ý hơn như an ninh lương thực cũng có thể “châm ngòi” căng thẳng. Không loại trừ khả năng phương Tây và Nga chỉ trích lẫn nhau quanh thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Chưa rõ Ấn Độ dùng cách nào để giữ cân bằng, đảm bảo hội nghị cấp cao G20 diễn ra thành công.

Bài liên quan
Nga phản ứng về việc người Ấn Độ bị lôi kéo tham gia chiến sự tại Ukraine
Cái chết của Binil Babu, một thợ điện 32 tuổi từ bang Kerala, Ấn Độ, khi phục vụ cho quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về việc tuyển dụng người nước ngoài vào lực lượng vũ trang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chiến Ukraine phủ bóng lên Hội nghị cấp cao G20