Trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế, thị trường bán lẻ đang là nơi diễn ra cuộc chiến gay go nhất khi có ý kiến cho rằng hơn 50% thị phần hiện tại nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào quá trình cải cách. Nếu như lần cải cách kinh tế năm 1986 chúng ta chỉ phải đối mặt với sức ì nội tại của nền kinh tế vốn quá quen với cơ chế bao cấp, thì lần cải cách này ngoài sức ì nội tại còn cósức ép lớn từ những doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư nước ngoài vốn đang tiến vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, thông qua các hiệp định thương mại.
Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, thị trường bán lẻ đang là nơi diễn ra cuộc chiến gay go nhất, khi hơn 50% thị phần hiện tại đã nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài. Việc ứng phó với bài toán trên thị trường bán lẻ sẽ quyết định cách ứng phó với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế khi tiến hành cải cách. Vấn đề quan trọng nhất đặt ralà: có nên cứu thị trường bán lẻ hay không?
Câu chuyện thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng rơivào tay các nhà đầu tư nước ngoài, ngay từ đầu đã có hai cách tiếp cận chủ đạo từ phía các cơ quan chức năng.
Cách tiếp cận đầu tiên cho rằng, thị phần trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiềuvà số thị phần lọt vào tay các nhà đầu tư nước ngoài không đáng kể, vì thế không cần thiết phải đặt ra những kế hoạch hỗ trợ to tát. Theo vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương Võ Văn Quyền, gần 97% thị trườngbán lẻ Việt Nam hiện nay nằm trong tay các DN nội. Cònthị phần bán lẻ mà các DN bán lẻ nước ngoài nắm giữ, bao gồm Lotte, Aeon, BJC, Auchan, Central Group tính đến nay mới chỉ chiếm khoảng 3,4% thị trường bán lẻViệt Nammà thôi.
Cách tiếp cận thứ hai về vấn đề này là quan điểm:thị trường bán lẻ nội địa Việt Nam đang bị thâu tóm một cách mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, đang đe dọa lớncác ngành sản xuất trong nước. Theo chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vĩnh Phú, hơn 50% thị trườngbán lẻ Việt Nam đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự khác biệt lớn về con sốthị phần được cho là đã lọt vào tay các DN bán lẻ nước ngoài có lẽ đến từ sự khác biệt trong cách tính toán thị phần, trong đó một bên tính theo cách nắm đầu mối về số lượng doanh nghiệp, doanh thu; còn một bên tính theosố lượng sản phẩm xuất xứ.
Trên thực tế, nếu tính theo thị phần bán lẻ chưa được khai tháchiệu quả, đúng làmiếng bánh thị trường vẫn còn rất nhiều, nhưng có dễ khai thác hay không lại là chuyện khác. Theo thống kê của Bộ Công thương, thị trườngbán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn và các khu vực nội thành, khu vực nông thôn và ngoại thành chiếm 75% thị trườngcòn lại vẫn gần như chưa được khai thác.
Tuy nhiên, kinh nghiệm ở các nước trên thế giớichỉ ra rằng việc khai thác miếng bánh thị trườngbán lẻ ở khu vực ngoại thành và nông thôn là không hề dễ dàng, dù tiềm năng rất lớn. Và không phải ngẫu nhiên khi hầu hết các DN bán lẻ nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam thời gian qua đều tập trung vào các thành phố lớn và các khu vực nội thành vốn cũng sắp bão hòa về số lượng các siêu thị bán lẻ. Nói cách khác, miếng bánh bán lẻ ở thành thị dù không quá lớn, nhưng lại béo bở nhất và dễ ăn nhất; trong khi miếng bánh bán lẻ ở nông thôn tuy lớn hơn nhưng lại khó nhằn hơn rất nhiều.
Vậyvấn đề đặt ra là: có nên cứu thị trường bán lẻ trong nước hay không? Ít nhất với trường hợp của TP.HCM thì câu trả lời là “có”.
Trong cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm vào ngày 30.5, chính quyền TP.HCM cho biết sẽ khẩn trương tìm giải pháp để cứu thị trường bán lẻ và hỗ trợ các DN nội, vì nếu chậm chân sẽ mất thị trường về tay các DN bán lẻ nước ngoài, vàhệ quảsẽ tác động rất lớn đến sản xuất trong nước. Kết luận này được đưa ra xuất phát từ tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các DN nội đang có chiều hướng gia tăng, thể hiện qua chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp đang có xu hướng sụt giảm, trong tháng 5.2016 chỉ tăng 3,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,5% cùng kỳ năm trước.
TP.HCM, với động thái này, đang gần như là địa phương đầu tiên trên cả nước tuyên bốlập ra chiến lược cứu thị trường bán lẻ nội địa. Vì TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu của đất nước, nên những sụt giảm về chỉ số sản xuất do những tác động từ những thay đổi trên thị trường bán lẻ sẽ nhanh chóng được nắm bắt. Việc TP.HCM sẽ có kế hoạch ứng phó với tình trạng các DN bán lẻ ngoại thâu tóm thị trường cũng là lời cảnh báo cho tất cả các địa phương và trung tâm sản xuất trên khắp cả nước, rằng những sự thay đổi trên thị trường bán lẻ sẽ tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất trong nước, và qua đó tác động tới tình trạng nền kinh tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, hệ quả này là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần nhưng đã bị nhiều bộ ngành, địa phương lờ đi. Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương đang khiến hàng hóa nước ngoài vào thị trường Việt Nam hầu hết không phải chịu thuế, dẫn đến giá thành rất cạnh tranh. Nó dẫn đến việc các DN bán lẻ ngoại tìm cách thâu tóm các hệ thống siêu thị bán lẻ trong nước như một bước tiền trạm để đưa hàng nhập khẩu từ nước mình vào thị trường Việt Nam.
Hai quốc gia điển hình cho cách tiếp cận này là Thái Lan và Hàn Quốc, khi hai hiệp địnhCộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đang cho phép phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này vào Việt Nam được miễn thuế. Với chất lượng cao và giá báncạnh tranh (do được miễn thuế) nên không khó để hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này dễ dàng đánh bật hàng hóa Việt Nam ở các siêu thị và cả trên thị trường bán lẻ nói chung.
Trong bối cảnh đó, việc tự trấn an bản thân rằng thị phần bán lẻ trên thị trường Việt Nam hãy còn rất nhiều, hay như những biện hộ về tự do thương mại và tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, rõ ràng là không phù hợp nếu như những biện hộ đó chỉ để trấn an và đi đến kết luận là tốt nhất là không nên làm gì, hãy cứ để thị trường quyết định. Đó rõ ràng vừa là sự vô cảm lại vừa là sự thờ ơ với những diễn biến có tác động tiêu cực trên thị trường và nền kinh tế Việt Nam.
So sánh tương quan thì các DN bán lẻ Việt Nam thua sút rất nhiều so với các DN bán lẻ nước ngoài về mọi mặt, và trong các hiệp định thương mạiluôn có những quy định cần thiết để giúp cân bằng sự chênh lệch ấy giúp cho cạnh tranh công bằng hơn. Việc sử dụng những quy định hợp pháp để hỗ trợ các DN trong nước không có gì là sai trái và vô tác dụng cả. Nó hợp pháp và vô cùng hữu dụng.
Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF)