Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề gây nhức nhối ở thành phố Đà Nẵng dù người dân liên tục có ý kiến trên các diễn đàn.

Đà Nẵng: Ô nhiễm môi trường nhức nhối vào nghị trường

Lê Đình Dũng | 05/07/2017, 15:30

Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề gây nhức nhối ở thành phố Đà Nẵng dù người dân liên tục có ý kiến trên các diễn đàn.

Nhiều vụ vi phạm

Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2017, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường vẫn dai dẳng, gây bức xúc trong nhân dân nhưng chưa được giải quyết trong khi lạiphát sinh điểm mới.

Cụ thể, tình trạng ô nhiễm khí thải tại các nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc vẫn xảy ra. Xả thải vượt chuẩn ra môi trường tại các trạm xử lý nước thải tập trung như Phú Lộc, Ngũ Hành Sơn, KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Thanh Hào (Hòa Ninh, Hòa Vang) xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường từ 10 lần trở lên với lưu lượng nước thải 4m3/ ngày đêm.

Nhiều cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm sông Phú Lộc

Công ty TNHH MTV thương mại, dịch vụ vận tải Đại Thái Sơn và HTX đóng sửa tàu thuyền và cung ứng dịch vụ hậu cần hải sản An Hải Tây (cùng địa chỉ Thọ Quang, Sơn Trà) có hành vi đổ, tiếp nhận trên 100m3 chất thải rắn trở lên không đúng quy định, phạt tổng số tiền 800 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty cổ phầnđô thị FPT Đà Nẵng (tầng 1, tòa nhà FPT, KCN An Đồn, Sơn Trà) vi phạm về khai thác khoáng sản trong dự án nhưng không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND TP.Đà Nẵng, bị phạt tiền 120 triệu đồng.

Về vi phạm vệ sinh ATTP, đã phát hiện 5 cơ sở có chứa chất cấm trong thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở với tổng số tiền 152 triệu đồng, chuyển 1 vụ cho UBND huyện Hòa Vang xử lý theo thẩm quyền.

Âu thuyền Thọ Quang bị ô nhiễm nhiều năm nay

Đề xuất dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Phát biểu tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 4 HĐND TP.Đà Nẵng khóa IX, bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch UB MTTQ TP.Đà Nẵng cho biết: Mục tiêu phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường” vào năm 2020 đang đến rất gần. Mặc dù cử tri đã nhiều lần kiến nghị nhưng việc giải quyết di dời các cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn, khói bụi, nước thải, mùi hôi… vẫn còn rất chậm, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sức khỏe người dân.

Bà Liên dẫn chứng, Hải Châu là quận trung tâm thành phố hiện còn 163 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, hơn 100 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ nằm trong khu dân cư quận Ngũ Hành Sơn.

Vấn đề ô nhiễm môi trường được UB MTTQ TP.Đà Nẵng đề nghị HĐND đưa vào chương trình nghị sự

Cử tri mong muốn chính quyền thành phố đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ, khu vực ngành nghề sản xuất tập trung, mở rộng diện tích Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước để đưa các cơ sở sản xuất này vào, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu dân cư.

Cũng tại kỳ họp này, ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường, MTTQ TP.Đà Nẵng còn đề xuất 3 vấn đề lớn khác gồm việc đẩy mạnh đầu tư các công trình phục vụ dân sinh; đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, hạn chế tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn; về quy hoạch, bảo tồn và phát triển tại bán đảo Sơn Trà.

Nhiều vị trí nước xả ra gây ô nhiễm

Theo bà Liên, cử tri và nhân dân mong muốn chính quyền thành phố có chiến lược đầu tư phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà một cách bền vững, phát triển phải đi đôi với bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các loài động vật quý hiếm và đảm bảo an ninhquốc phòng.

“Đề nghị chính quyền thành phố khẩn trương rà soát lại tất cả các dự án đã được cấp phép tại bán đảo Sơn Trà theo hướng phải đáp ứng cả ba yêu cầu: phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo môi trường sinh thái bao gồm môi trường sinh trưởng của voọc chà vá chân nâu được xem là hình ảnh nhận diện Đà Nẵng tại tuần lễ cấp cao APEC”.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng: Ô nhiễm môi trường nhức nhối vào nghị trường