“Chúng ta từng đặt vấn đề không thể đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế thì lúc này cũng cần đặt vấn đề không thể đánh đổi chủ quyền để cho sự phát triển kinh tế”, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nhận định về quy định cho thuê đất 99 năm tại đặc khu kinh tế trong dự thảo luật.

Đặc khu kinh tế: Cần cân nhắc quy định cho thuê đất 99 năm

Trí Lâm | 04/04/2018, 14:45

“Chúng ta từng đặt vấn đề không thể đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế thì lúc này cũng cần đặt vấn đề không thể đánh đổi chủ quyền để cho sự phát triển kinh tế”, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nhận định về quy định cho thuê đất 99 năm tại đặc khu kinh tế trong dự thảo luật.

Ngày 4.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14.

Cần cân nhắc quy định cho thuế đất 99 năm

Đáng chú ý là việc Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho hayquy định thời hạn sử dụng đất như trong dự thảo luật là nhằm thể hiện tính vượt trội trong chính sách đất đai tại các đặc khu so với các khu kinh tế khác trong nước cũng như một số đặc khu trên thế giới. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện nguyên tắc hiến định là đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân nên dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng đó.

Cụ thể, thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề nghị của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn cụ thể phù hợp với nhu cầu thực sự của dự án đầu tư; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định (khoản 1 điều 32).

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng dự luật hiện có rất nhiều ưu đãi không cần thiết, mà quan trọng là chính quyền phải cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch.

Về thời gian cho thuê đất, đại biểu Vân không tán thành với thời gian cho thuê tới 99 nămvì 3 đặc khu ở cả 3 vị trí hết sức nhạy cảm, vị trí tiền tiêu.

“Chúng ta đang sống cạnh một nước láng giềng có tư tưởng bành trướng, sẵn sàng xâm lấn sâu vào biển đảo, trong khi 3 vị trí trên nhô ra ngoài Biển Đông, khi làm đơn vị hành chính kinh tế đặc biệtthì việc phòng thủ quốc gia thế nào”. “Hiện thế giới có xu hướng vận động thay dùng quyền lực cứng (quân sự) để tấn công quốc gia khác mà họ bằng quyền lực mềm, đó là mua chuộc cán bộ, lồng ghép chính sách cài cắm dân cư”, đại biểu Lê Thanh Vân nêu.

Đại biểu Phan NguyễnNhư Khuê (TP.HCM) cũng cho biết cử tri TP.HCM rất lo lắng về vấn đề cho thuê đất lên tới 99 năm và cho rằng cần phải được quan tâm đến vấn đề chủ quyền trong quá trình giao đất.“Chúng ta từng đặt vấn đề không thể đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế thì lúc này cũng cần đặt vấn đề không thể đánh đổi chủ quyền để cho sự phát triển kinh tế”, đại biểu Khuênói.

Theo đại biểuPhạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi), điều 126 luật Đất đai năm 2013 đã nêu rõthời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức thực hiện các dự án đầu tư không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn, nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Như vậy, nếu dự thảo luật quy định thời hạn sử dụng đất lên đến 99 năm trong trường hợp đặc biệtthì Hiến pháp và luật Đất đai lại không quy định trường hợp đặc biệt này. Đồng thời, dự án luật cũng chưa xác định cụ thể trường hợp nào là đặc biệt. Do vậy, Ban soạn thảo nên cân nhắc kỹ quy định này,đồng thời có đánh giá tác động trong trường hợp áp dụng thời hạn sử dụng đất lên đến 99 năm.

Nhiều thay đổi khác về "luật đặc khu”

Ngoài vấn đề nổi cộm nói trên, dự luật lần này đã có sự điều chỉnh, thay đổi nhất định nhưđã gắn tên với các đơn vị cụ thể, mang tên mới là luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; trong các quy định cụ thể của dự thảo luật, cụm từ "đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt" được gọi tắt là "đặc khu".

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđề nghị theo hướng kết hợp ưu điểm của cả phương án 1 và phương án 2 do Chính phủ trình và hoàn thiện để khắc phục các hạn chế, phát huy những điểm mạnh của cả hai phương án.

Cụ thể, chính quyền địa phương ở đặc khu là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND đặc khu và UBND đặc khu với những đổi mới cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cách thức hoạt động nhằm bảo đảm tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả.

HĐND đặc khu có tổng số đại biểu không quá 15 người, trong đó đa số hoạt động chuyên trách. HĐND đặc khu không tổ chức thường trực và các ban; giúp việc HĐND, đại biểu HĐND có văn phòng HĐND đặc khu.

UBND đặc khu do HĐND đặc khu bầu, chỉ bao gồm chủ tịch và 2 phó chủ tịch. Chủ tịch UBND đặc khu có những thẩm quyền vượt trội được phân quyền từ chính quyền trung ương và cấp tỉnh, dự thảo luật quy định: Chủ tịch UBND đặc khu do HĐND đặc khu bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở thống nhất với chủ tịch UBND cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Trong đặc khu có các khu hành chính do trưởng khu hành chính đứng đầu. Trưởng khu hành chính do chủ tịch UBND đặc khu bổ nhiệm.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VPQH

Dự thảo luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu phải công khai hoạt động của mình, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về Ban Tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng thành lập nhằm thiết lập cơ chế kiểm soát đặc thù của Trung ương đặt tại từng đặc khu để tăng cường kiểm soát đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu.

Cơ chế kiểm soát này được thực hiện thông qua việc tư vấn cho UBND, chủ tịch UBND đặc khu trước khi quyết định những vấn đề quan trọng; cảnh báo các cơ quan chính quyền địa phương ở đặc khu về những rủi ro, hạn chế, bất cập trong hoạt động của các cơ quan này.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban Tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu không trùng lặp với chức năng tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền đặc khu, chức năng giám sát của HĐND đặc khu cũng như công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
1 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặc khu kinh tế: Cần cân nhắc quy định cho thuê đất 99 năm