Khi sự việc đổ bể, lãnh đạo xã lại phân bua bằng những câu quen thuộc của cán bộ nhà nước sau những sự việc bê bối trong thời gian gần đây: “Đúng quy trình”, “Rất bất ngờ”.

Xét duyệt đúng quy trình để cất nhà tình nghĩa cả tỉ đồng!

Hồ Hùng | 29/07/2016, 11:17

Khi sự việc đổ bể, lãnh đạo xã lại phân bua bằng những câu quen thuộc của cán bộ nhà nước sau những sự việc bê bối trong thời gian gần đây: “Đúng quy trình”, “Rất bất ngờ”.

Nhiều người dân ở ấp 1, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã tố cáo sự việc kỳ lạ: một sốhộ dân được xét tặng nhà tình nghĩa theo tiêu chuẩn gia đình khó khăn, nhưng sau khi nhận 40 triệu đồng (theo quy định cho mỗi căn nhà tình nghĩa), người thì xây căn biệt thử gần cả tỉ, người thì xây căn nhà kiên cố trị giá vài trăm triệu đồng.

Nếu quả thật ở Tiền Giang, hộ nghèo, khó khăn mà có tiền xây nhà kiểu đóthì chắc dân nghèo cả nước đua nhau về Tiền Giang mà sống? Nhưng có lẽ sau khi xét cấp nhà, lãnh đạo xã cũng tự “mắc cỡ”nên không dám gắn tấm biển “Nhà tình nghĩa” vào 2 căn nhà “nghèo” giá trị bạc trăm triệu, bạc tỉnày.

Nhà "tình nghĩa" ông Phúc đang xây tốn hàng trăm triệu đồng

Khi sự việc đượcngười dân tố cáo thìmới vỡ lẽ, 1 trong 2 người được cấp nhà tình nghĩalà ông Lê Hữu Tình, cậu ruột của ông Nguyễn Lê Sơn, hiện là Bí thư Đảng ủy xã. Còn người kia là ông Nguyễn Văn Phúc, cha ruột ông Bí thư Đảng ủy xã.Ông Tình trước đây là cán bộ của xã An Hữu, đã nghỉ hưu. Khi còn công tác, ông Tình đã được địa phương cấp 1 lô đất ở ngay vị trí trung tâm xã để xây căn nhà kiên cố, có giá trị cao.

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó bí thư Đảng ủy xã An Hữu, việc xét nhà tình nghĩa cho hộ ông Lê Hữu Tình và ông Nguyễn Văn Phúc là vì gia đình… có khó khăn. Ông nàylý giải: “Lúc xét duyệt là… đúng quy trình, đúng đối tượng và thông qua tổ rà soát từ ấp đến xã. Tuy nhiên, không ngờ sau đó hộ ông Tình, ông Phúc lại xây căn nhà lớn đến như vậy khiến dư luận bức xúc, xã cũng rất bất ngờ”.

Chỉ trên địa bàn 1 xãvà đây lại là 2 hộ “thân quen” với lãnh đạo xã, lẽ nào ông Phó bí thư không biết hoàn cảnh gia đình của họ? Nếu đúng như ông nóithì quan xã quan liêu quá, chỉ tin vào báo cáo của cấp dưới mà xét duyệt. Và bất ngờ hơn, người phụ trách lên danh sách xét duyệt ở ấp là ông Trưởng ấp, anh ruột của ông Bí thư, tức cũng là cháu của 2 “hộ nghèo” này.

40 triệu chắc chỉ đủ xây cái hàng rào nhà ông Tình

Quan xã đồng lõa làm saivà 2 hộ dân “mặt dày” này cũng chẳng mắc cỡ, thản nhiên giành phần với nhữngngười dânnghèo, nhận tiền về chỉ đủ để xây cái hàng rào bên ngoài “biệt thự”.

Ngay sát đólà căn nhà gỗ mục nát của ông Nguyễn Văn Bé Tư (SN 1955, cựu chiến binh). Ông Bé Tư mất cách đây gần 2 tháng nhưng vẫn chưa được hỗ trợ nhà tình nghĩa. Bà Nguyễn Thị Yến, vợ ông, cho biết: “Lúc còn sống, chồng tôi rất muốn có căn nhà lành lặn để sinh sống,nhưng xin hoài vẫn không có nhà tình nghĩa, đến khi chết vẫn không được xét”.

Ông Bé Tư chết nhưng vẫn không được xétnhà tình nghĩa

Nguyễn Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét duyệt đúng quy trình để cất nhà tình nghĩa cả tỉ đồng!