Trong năm 2014, Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đã vay nợ ngắn hạn 6,8 tỷ và vay nợ dài hạn gần 847,3 tỷ đồng để đầu tư mua máy bay và đầu tư vào một số dự án bất động sản.

Đại gia FLC vay nợ 850 tỉ để đầu tư vào máy bay, BĐS

Một Thế Giới | 28/03/2015, 11:50

Trong năm 2014, Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đã vay nợ ngắn hạn 6,8 tỷ và vay nợ dài hạn gần 847,3 tỷ đồng để đầu tư mua máy bay và đầu tư vào một số dự án bất động sản.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, tính đến hết ngày 31.12.2014, Tập đoàn của đại gia Trịnh Văn Quyết đã vay nợ ngắn hạn và dài hạn tổng số tiền trên 854 tỉ đồng.
Trong đó, FLC đã vay ngắn hạn từ Ngân hàng HSBC Việt Nam số tiền 750 triệu đồng và vay của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Xuân số tiền 6,06 tỷ đồng. Tổng số tiền vay ngắn hạn của FLC là trên 6,9 tỷ đồng.
dai-gia-FLC-vay-no-tren-850-ti-de-dau-tu-vao-may-bay-BDS-hinh-anh-1
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của Tập đoàn FLC
Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng có khoản vay dài hạn lên đến gần 847,4 tỉ đồng. Trong đó, vay của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Xuân khoản tiền 42,4 tỉ đồng trong thời hạn 96 tháng với lãi suất 11%/năm để thanh toán tiền mua máy bay.
Tập đoàn của đại gia Trịnh Văn Quyết cũng vay của Ngân hàng HSBC Việt Nam khoản tiền 1,1 tỉ đồng trong thời giạn 48 tháng để mua ô tô.
dai-gia-FLC-vay-no-tren-850-ti-de-dau-tu-vao-may-bay-BDS-hinh-anh-2
 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của Tập đoàn FLC
Đối với khoản nợ dài hạn, FLC hiện đang nợ của Công ty CP Đầu tư Tài chính và Quản lý tài sản RTS khoản tiền 500 tỷ đồng và nợ Công ty TNHH R.O.R Việt Nam khoản tiền 300 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm để đầu tư vào Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Tam Dương II - Khu B (Vĩnh Phúc) và Dự án FLC Garden City.
Tuy nhiên, hiện Tập đoàn của đại gia Trịnh Văn Quyết vẫn có một khoản tiền lên đến 563,8 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng.
Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất 2014 của Tập đoàn FLC, tổng tài sản của Tập đoàn này tính đến cuối năm 2014 đạt trên 5.403 tỷ đồng.
Doanh thu từ bán hàng của Tập đoàn FLC trong năm 2014 đạt gần 2.064 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ BĐS đạt trên 381 tỷ đồng và doanh thu từ các lĩnh vục khác đạt gần 1.620 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Tập đoàn FLC cũng đạt 332 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 355,8 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC hiện có 7 công ty con và 3 công ty liên kết, hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Khánh Hòa.
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, hiện là Chủ tịch Tập đoàn FLC. Với mong muốn có thể trở thành một doanh nhân có tầm ảnh hưởng, đồng thời là một tỷ phú đô-la, ông đã quyết định mở rộng mảng kinh doanh. Và FLC chính thức ra đời vào năm 2008.
Vào ngày 23.10.204, HĐQT Tập đoàn FLC đã thông qua chủ trương thành lập Công ty TNHH MTV Dịch vụ trực thăng và du thuyền FLC, có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng và FLC cam kết góp 100% vốn.
Dịch vụ trực thăng và du thuyền FLC sẽ kinh doanh vận tải hành khách hàng không như các chuyến bay ngắm cảnh, tham quan, cho thuê máy bay có người lái, vận tải hành khách ven biển,...
Tập đoàn của đại gia Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ sẽ mua 2 trực thăng và đưa về sân bay Nội Bài trong cuối tháng 10.2014.
Riêng về du thuyền, FLC dự kiến sẽ đầu tư 10 du thuyền cho thuê tại Vịnh Nha Trang, chủ yếu phục vụ phân khúc khách hàng trung và cao cấp tại  Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Bình Định và Đà Nẵng với bán kính trên dưới 500 km.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại gia FLC vay nợ 850 tỉ để đầu tư vào máy bay, BĐS