Một tháng sau khi quần đảo Solomon tiến hành bầu cử, tàu hỗ trợ tác chiến Bàn Thạch của Đài Loan đến thăm đảo quốc này.

Đài Loan có nguy cơ mất thêm đối tác ngoại giao

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 10/06/2019, 15:09

Một tháng sau khi quần đảo Solomon tiến hành bầu cử, tàu hỗ trợ tác chiến Bàn Thạch của Đài Loan đến thăm đảo quốc này.

Đại diện Đài Loan tại quần đảo Solomon Roger Luo cùng Ngoại trưởng Solomon Jeremiah Manele lên tàu. Cơ quan ngoại giao Đài Loan sau đó đăng tải nhiều hình ảnh gặp gỡ giữa quan chức hai bên, kèm theo tuyên bố khẳng định quan hệ song phương rất tốt đẹp.

Vậy mà vào tuần trước, Ngoại trưởng Manele thông báo quần đảo Solomon xét lại mối quan hệ với Đài Loan trong vòng 100 ngày (quyết định cuối cùng sẽ có trong tháng 9).

Tân Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare cũng cho biết chính quyền của ông có một “danh sách rất dài” phải xem xét, trong đó bao gồm vấn đề phát triển đất nước và kinh nghiệm quan hệ với Trung Quốc từ quốc gia khác.

“Chúng tôi đang chịu áp lực phải xét lại mối quan hệ (với Đài Loan) này. Đây là mối quan hệ dựa trên các nguyên tắc cơ bản với Liên Hợp Quốc. Sẽ rất buồn nếu chúng tôi thay đổi”, theo Thủ tướng Sogavare.

Giới chức Bắc Kinh vài năm qua đẩy mạnh nỗ lực cô lập Đài Loan trên mặt trận ngoại giao bằng cách lôi kéo số quốc gia ít ỏi thiếp lập quan hệ chính thức với hòn đảo tự trị. Nỗ lực có vẻ phát huy phát dụng khi từ năm 2016 đến nay lần lượt El Salvador, Cộng hòa Dominica, Burkina Faso, Panama, Sao Tome -Principe “bỏ Đài theo Trung”.

Phía Mỹ - thế lực hậu thuẫn Đài Loan mạnh mẽ - từng lên tiếng bày tỏ lo ngại, đồng thời yêu cầu các nước không đổi phe.

Chính quyền của tân Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare đang chịu áp lực về quan hệ với Đài Loan - Ảnh: SCMP

Theo nhà nghiên cứu Trương Kiến thuộc Đại học New South Wales cơ sở Canberra, các quốc gia Thái Bình Dương “bỏ Đài theo Trung” đem lại cho Trung Quốc cơ hội mở rộng hiện diện tại một khu vực rất quan trọng về mặt chiến lược. Quần đảo Solomon nếu thực sự đổi phe sẽ tác động đến số đối tác còn lại của Đài Loan.

“Chính quyền Đài Bắc hiện ở tình huống khó khăn do cán cân quyền lực lẫn cán cân ảnh hưởng nghiêng về Trung Quốc. Sự ủng hộ không chính thức (ngày càng tăng) mà Mỹ dành cho Đài Loan chẳng thể ngăn quốc gia khác lập quan hệ với chính quyền Bắc Kinh - bên sở hữu sức mạnh kinh tế, có thể cung cấp nhiều cơ hội phát triển”, nhà nghiên cứu Trương phân tích.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của quần đảo Solomon. Kim ngạch thương mại song phương vào năm 2017 đạt đến 2,7 tỉUSD - vượt xa mức 174 triệu USD trong thương mại với Đài Loan.

Thời gian gần đây, Mỹ bắt tay đồng minh Úc tăng cường hoạt động ở khu vực này và cung cấp thêm viện trợ.

Giới phân tích khẳng định kinh tế là yếu tố được các quốc gia Thái Bình Dương quan tâm nhất. Nhà nghiên cứu Trương nhận định: “Nếu đổi phe, thiệt hại mà quần đảo Solomon phải chịu trong quan hệ với Mỹ hoặc Úc không đáng kể. Tranh luận bên trong nội bộ nước họ sẽ quyết định kết quả cuối cùng”.

Chuyên gia Jonathan Pryke thuộc Viện nghiên cứu Lowy đánh giá tại Thái Bình Dương, Mỹ không có “cây gậy” đủ lớn để răn đe. Do đó quần đảo Solomon sẽ tự ra quyết định dựa trên việc nước này xem Đài Loan hay Trung Quốc là đối tác tốt hơn cho phát triển kinh tế.

Nhà nghiên cứu cấp cao David An của Viện Đài Loan toàn cầu (trụ sở ở Mỹ) lại cho rằng tuyên bố xét lại quan hệ trong vòng 100 chỉ là chiến thuật hòng nhận được thêm hỗ trợ từ Đài Loan.

Trong khi Trung Quốc có nguồn viện trợ khổng lồ, Đài Loan lại có thể cung cấp nhiều hợp tác dài hạn trong giáo dục, y tế và nông nghiệp.

“Dù chẳng hào nhoáng như dự án cảng thương mại 100 triệu USD, sân vận động hay tòa nhà chính quyền do Trung Quốc đem lại, nhưng hợp tác cùng Đài Loan đảm bảo tính bền vững về chính trị lẫn kinh tế, không cần lo đến “bẫy nợ””, nhà nghiên cứu An nhấn mạnh.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan có nguy cơ mất thêm đối tác ngoại giao