Căng thẳng bùng phát trở lại khi Đài Loan cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chơi chữ trong email gây tranh cãi vào cuối năm ngoái liên quan tới thông tin coronavirus có thể lây truyền từ người sang người.

Đài Loan và WHO tiếp tục khẩu chiến về COVID-19

12/04/2020, 08:29

Căng thẳng bùng phát trở lại khi Đài Loan cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chơi chữ trong email gây tranh cãi vào cuối năm ngoái liên quan tới thông tin coronavirus có thể lây truyền từ người sang người.

Người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) - Ảnh: Reuters

Trong cuộc họp báo hôm 11.4, người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung), đã đọc to email mà hòn đảo đã gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31.12.2019.

“Các nguồn tin hôm nay ở chỉ ra rằng đã có ít nhất 7 ca nhiễm viêm phổi lạ ở Vũ Hán. Giới chức y tế ở Vũ Hán trả lời truyền thông rằng các trường hợp này được cho là không phải SARS, các mẫu đang được kiểm tra và các ca nhiễm đã được cách ly để điều trị. Tôi rất cảm kích nếu các bạn có thông tin liên quan để chia sẻ với chúng tôi", ông Trần đọc lại email.

Nội dung email này được công bố sau khi, WHO hôm 10.4 lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng, họ đã phớt lờ cảnh báo mà Đài Loan đưa ra về COVID-19 hồi tháng 12 năm ngoái. WHO khẳng định có nhận được email của Đài Loan hôm 31.12, trong đó đề cập về các trường hợp viêm phổi không điển hình ở Vũ Hán và thông tin chính quyền Vũ Hán xác nhận "đó không phải là virus SARS".

"Email không đề cập tới vấn đề lây truyền virus từ người sang người", đại diện của WHO nhấn mạnh và cho biết cơ quan này đã yêu cầu chính quyền Đài Loan chỉ ra dẫn chứng cụ thể về khả năng virus lạ có thể truyền từ người sang người nhưng vẫn chưa nhận được thư phản hồi.

Đáp lại, người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan Trần Thời Trung đã bác bỏ tuyên bố của WHO, nói rằng bất kỳ chuyên gia y tế nào cũng hiểu các trường hợp cần cách ly là dấu hiệu cho tình hình bệnh có thể lây lan nghiêm trọng như thế nào. Ông cho rằng cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đang chơi chữ. "Nếu cụm từ điều trị cách ly không phải là cảnh báo thì đó là gì?", ông Trần đạt câu hỏi.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10.4 cũng tuyên bố rằng WHO đã chậm trễ trong việc thông báo về đại dịch COVID-19, đồng thời cáo buộc WHO "đặt vấn đề chính trị lên trên", sau khi phớt lờ các cảnh báo của Đài Loan hồi tháng 12 về đợt bùng phát coronavirus ở Trung Quốc đại lục.

Mối quan hệ giữa WHO và Đài Loan có dấu hiệu căng thẳng từ trước khi đại dịch diễn ra và tiếp tục xấu đi trong 3 tháng qua. Bản thân Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus có cuộc khẩu chiến qua lại với chính quyền hòn đảo này.

Trong một cuộc họp báo hôm 8.4 tại Geneva (Thụy Sĩ), ông Tedros cho biết đã trở thành mục tiêu tấn công, bao gồm những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc và cáo buộc những người ở Đài Loan "phát động cuộc tấn công này". Cơ quan Ngoại giao Đài Loan sau đó lên tiếng khẳng định những bình luận của người đứng đầu WHO là "vô căn cứ", bày tỏ sự thất vọng và phản đối mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu ông phải xin lỗi.

Đài Loan từng là quan sát viên của WHO. Tuy nhiên, Đài Bắc đã mất tư cách quan sát viên này do bị chính quyền Bắc Kinh phản đối bởi vì Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” và tuyên bố hòn đảo không có quyền trở thành thành viên của các cơ quan quốc tế.

Đài Loan cho rằng chính việc này đã tước đi cơ hội truyền đạt thông tin kịp thời để chống virus và cáo buộc WHO phớt lờ cảnh báo sớm của hòn đảo trong đại dịch vốn đã lây nhiễm 1,7 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người trên thế giới.

Trang Nhung (theo Reuters)

Bài liên quan
Hạ Trung Quốc, Việt Nam thuận lợi trên đường tìm vé dự futsal World Cup
Sau khi để hòa Myanmar 1-1 trong trận ra quân tại VCK futsal châu Á, đội tuyển Việt Nam đã thắng Trung Quốc 1-0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
26 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan và WHO tiếp tục khẩu chiến về COVID-19