Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 và quý I.2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ cho biết đang tiến hành đàm phán với phía Trung Quốc để xúc tiến thương mại, tìm đường xuất khẩu chính ngạch dành cho sản phẩm thịt lợn”.

Đàm phán với Trung Quốc để tìm cách ‘giải cứu’ thịt lợn

Trí Lâm | 05/04/2017, 10:57

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 và quý I.2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ cho biết đang tiến hành đàm phán với phía Trung Quốc để xúc tiến thương mại, tìm đường xuất khẩu chính ngạch dành cho sản phẩm thịt lợn”.

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP ngành quý I.2017 ước tăng 2,03%, trong đó nông nghiệp tăng 1,38%, lâm nghiệp tăng 4,94%, thủy sản tăng 3,5%. Tuy nhiên, GDP toàn ngành tăng 2,03% vẫn là mức tăng trưởng thấp nếu so với mục tiêu mà Chính phủ giao (tăng 2,8%). Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản xuống thấp, nhất là thịt gà, thịt lợn.

Theo nhận định của ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, biến động giá cả từ tháng 11.2016 cho đến nay không có lợi nhiều cho sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, theo thống kê, chăn nuôi các đầu số vẫn tăng; Riêng số lượng lợn nái bán ra thấp hơn năm ngoái khoảng 40% cho thấy có chiều hướng co lại, điều tiết hơn.

Theo ông Vân, một tín hiệu tích cực trong năm nay là trong 2 tháng đầu năm số lượng nhập khẩu tất cả các sản phẩm chăn nuôi đều thấp hơn năm ngoái. Ví dụ, thịt lợn 2 tháng nhập khẩu 1.667 tấn, thấp hơn năm ngoái 25%; thịt gà nhập 14.970 tấn, thấp hơn năm ngoái 30%, thịt bò không xương 163 tấn, có xương 6.454 tấn, giảm hơn 25,2% so với năm ngoái.

“Xu thế nhập khẩu thịt qua 3 năm gần đây ngày càng giảm xuống, chứng tỏ chăn nuôi ở trong nước đã đáp ứng tương đối tốt” – ông Vân khẳng định.

Họp báo thường kỳ tháng 3.2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Hà Công Tuấn chủ trì

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nguyên nhân khiến giá cả một số sản phẩm thịt, trứng… trong nước giảm mạnh thời gian qua là do cung vượt quá cầu, không chủ động được thị trường nên khi Trung Quốc siết nhập khẩu thì thị trường biến động.

“Hiện tại giá thịt lợn đã lên đến khoảng 36.000-37.000 đồng/kg nhưng vẫn còn tương đối thấp, lượng dư thừa trong dân vẫn rất lớn”, ông Tống Xuân Chinh nói.

Theo đó, giải pháp cho tình trạng dư thừa thịt lợn chính là con đường xuất khẩu. Trong đó, thị trường Trung Quốc được cho là rất quan trọng. Ông Chinh cho biết: “Trước kia thịt lợn xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu ngạch, chưa có con đường chính thức. Hiện tại, Trung Quốc đã siết chặt biên giới và cấm xuất tiểu ngạch. Vì vậy, Bộ NN-PTNT đang tiến hành đàm phán với phía Trung Quốc để xúc tiến thương mại, tìm đường xuất khẩu chính ngạch dành cho sản phẩm thịt lợn”.

“Bộ đã chủ động cử đoàn sang đàm phán với phía Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất, xúc tiến đi đến ký kết về xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng chính, trong đó có thịt lợn, sữa của Việt Nam. Tới đây, sau khi hai bên tìm hiểu kỹ các căn cứ pháp lý và các điều kiện của nhau, sẽ đi đến thống nhất cụ thể, lúc đó Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc”, ông Chinhnói.

Theo ông Chinh, đây chỉ là giải pháp trong ngắn hạn, về lâu dài, cần đổi mới quy hoạch ngành chăn nuôi và sản xuất thịt trong nước cần đẩy nhanh nội lực, giảm giá thành, tăng quy mô. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn sẽ là đầu tàu liên kết sản xuất cho bà con nông dân.

Đồng tình với ý kiến của Cục Chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng ngoài việc phân phối lại chuỗi lợi ích trong ngành chăn nuôi còn cần tìm cách khai thông thị trường Trung Quốc, tìm đường xuất khẩu cho sản phẩm chăn nuôi.

Bày tỏ ý kiến về nông sản dư thừa, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, mặt hàng nông sản bị dư thừa liên quan đến thị trường Trung Quốc như rau quả có đặc thù là thu hoạch trong thời gian ngắn và khó bảo quản.

Ngoài ra, ông Tuấn cho biết còn do nông dân thấy giá vụ trước cao nên vụ sau mở rộng dẫn đến cung vượt cầu. Điều này lý giải vì sao thời gian qua có nhiều cuộc giải cứu tự phát cho nông sản. Do đó, cần phải hình thành chuỗi sản phẩm vớisự tham gia của doanh nghiệp, nông dân, để nông dân nắm được thị trường.

Hoài Phong
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
30 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đàm phán với Trung Quốc để tìm cách ‘giải cứu’ thịt lợn